Phóng to |
Ngô Ái Ngọc (ĐH Sài Gòn) và Phan Xuân Hào (ĐH Sư phạm kỹ thuật) đoạt giải nhất cuộc thi Nét đẹp SV với cộng đồng 2011 - Ảnh: Giang Phạm |
Cuộc thi Nét đẹp sinh viên cộng đồng lần thứ 5 -2011 do Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM tổ chức với chủ đề "Vì tương lai trẻ em", thu hút gần 150 thí sinh từ các trường ĐH - CĐ tại TP.HCM.
24 thí sinh xuất sắc nhất được lọt vào vòng chung kết đã trải qua các phần thi: trang phục tự chọn, thuyết trình nhóm, trang phục áo dài, sau đó chọn ra 10 thí sinh xuất sắc nhất vào vòng thi ứng xử.
Giải nhì thuộc về Nguyễn Minh Khôi (Vicoria University of Wellington - liên kết với ĐH Kinh tế TP.HCM) và Phạm Thị Thu Giang (ĐH KHXH&NV TP.HCM). Giải ba thuộc về Nguyễn Thành Trung (ĐH Y dược TP.HCM) và Nguyễn Thị Dịu (ĐH Nông lâm TP.HCM).
Gây ấn tượng với vẻ đẹp rạng rỡ và bản lĩnh trình diễn lẫn ứng xử tự tin, thí sinh Ngô Ái Ngọc xuất sắc về nhất cuộc thi này. Trong phần thi ứng xử, Ngô Ái Ngọc được đặt ra tình huống tình cờ phát hiện ra một đứa bé có năng khiếu âm nhạc trong nhà mở thì sẽ làm như thế nào. Không chừng chừ, thí sinh này cho biết cô sẽ khuyên đứa trẻ đó rằng “trước khi trở thành nghệ sĩ phải có nền tảng kiến thức vững chắc”.
Phóng to |
Các thí sinh trong phần thi trang phục áo dài truyền thống - Ảnh: Thiên Hương |
Phóng to |
Nhóm các thí sinh, từ trái sang, Trương Lưu Hương Phú (ĐH Quốc tế), Châu Hồng Thiên Kim (ĐH KHXHNV TP.HCM), Hà Hoàng Hiếu (ĐH Nông lâm TP.HCM) và Lê Ngọc Hân (ĐH Nông lâm TP.HCM) thuyết trình đề tài bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn xã hội - Ảnh: Thiên Hương |
Thí sinh Phan Xuân Hào - đồng giải nhất - mang đến sự thú vị cho giám khảo lẫn khán giả vì sự thật thà khi trả lời câu hỏi ứng xử: nếu đi dạy thêm 2 triệu đồng/tháng và được phụ huynh rất tin tưởng, quý mến nhưng bản thân lại nhận ra rằng học trò của mình đang quá tải thì sẽ xử lý như thế nào. Phan Xuân Hào kể lại rằng anh từng rơi vào tình huống như vậy và đã quyết định nghỉ việc vì không thể để một học sinh tiếp tục học mà không tiếp thu được do quá tải.
Trong đêm chung kết, các thí sinh còn để lại trong lòng khán giả nhiều trăn trở cùng những giây phút lắng đọng để nhìn lại mình đã làm gì để cưu mang, giúp đỡ những đứa trẻ kém may mắn qua phần thi thuyết trình nhóm. Có người rơm rớm nước mắt trước tiếng kêu “Hãy để con làm người mẹ ơi!” trong bài thuyết trình về thực trạng VN là nước đứng đầu Đông Nam Á về nạn nạo phá thai. Có người lặng đi trước những gương mặt kháu khỉnh, ngây thơ của các bệnh nhi phải gắn liền với giường bệnh, với các máy móc, thiết bị y tế thay vì được chơi đùa. Và cũng có người giật mình nghĩ về số phận của 20.000 trẻ em lang thang, cơ nhỡ trên khắp VN sẽ ra sao khi xung quanh đầy rẫy cạm bẫy.
Ngoài ra, phải kể đến clip hoạt hình ngộ nghĩnh Một ngày của Tèo mà thí sinh mang đến cuộc thi. Hình ảnh một cậu bé phải vùi đầu vào việc học từ sáng đến tối, phải gặm bánh mì trên đường đến lớp học thêm Văn, ngủ gục trên đường đến lớp học thêm Toán, chiếc cặp nặng trĩu trên vai… khiến nhiều người bật cười nhưng cũng không khỏi xót xa.
Phóng to |
Hình ảnh ngộ nghĩnh trong clip hoạt hình Một ngày của Tèo - Ảnh: Thiên Hương |
Phóng to |
Các thí sinh trong phần thi trang phục áo dài truyền thống - Ảnh: Thiên Hương |
Không dừng lại ở việc phản ánh thực trạng, các thí sinh còn mạnh dạn đề ra giải pháp cho từng vấn đề như phát triển văn học thiếu nhi, sân khấu kịch để trẻ có thể tự rút ra bài học đạo đức cho mình, tạo sân chơi trò chơi dân gian để các em vừa chơi vừa học…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận