“Lựa chọn ăn uống là một dấu chỉ quan trọng về tầng lớp trong xã hội, và thứ đến về việc lựa chọn bạn tình từ thời xa xưa. Do đó, những gì chúng ta ăn và cách chúng ta ăn là hai phần không thể thiếu trong bản dạng cá nhân của chúng ta, bởi chúng ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta bằng các con đường sinh lý, xã hội và tâm lý học” tác giả nghiên cứu Urska Dobersek giải thích. Bà là trợ lý giáo sư ĐH South Indiana.
“Do đó, trước sự gia tăng cao độ của chủ nghĩa thuần chay và bệnh tâm thần trong hai thập kỷ vừa qua, một đánh giá mang tính hệ thống và quy mô là bước khởi đầu cần thiết hòng khảo nghiệm mối quan hệ giữa thịt và sức khỏe tinh thần.”
Các nhà nghiên cứu đã đọc lại 18 nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa việc ăn thịt với sức khỏe tâm lý (giới hạn lại thành các biểu hiện như trầm cảm, rối loạn lo âu, tự hoại, nhận thức về sự căng thẳng, và chất lượng cuộc sống.) Các nghiên cứu này tiến hành với sự tham gia của gần 150.000 người ăn thịt và 8600 người kiêng thịt khắp Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.
“Chay” có thể là một khái niệm tương đối mơ hồ, do đó để tránh hiểu sai, các nhà nghiên cứu chỉ khảo nghiệm các nghiên cứu phân biệt rạch ròi giữa người ăn thịt và người kiêng ăn thịt.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng “sáng tỏ” rằng những người kiêng ăn thịt có tỉ lệ bị trầm cảm, âu lo, tự hoại nhiều hơn so với những người ăn thịt bình thường. Tuy nhiên, điều còn thiếu sáng tỏ ở đây là mối liên hệ giữa tiêu thụ thịt và nhận thức của chúng ta về căng thẳng, và chất lượng cuộc sống.
“Chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước mối quan hệ nhất quán giữa việc tránh ăn thịt và sự phổ biến của bệnh tâm thần ở khắp các nhóm cư dân. Như đã nêu trong phần kết luận, ‘Nghiên cứu của chúng tôi không khuyến cáo việc tránh ăn thịt như một phương thức để nhận được lợi ích cho sức khỏe tâm lý’”, Dobersek nói với PsyPost.
Thế nhưng mối quan hệ nhân quả giữa hai việc này vẫn chưa thật sáng tỏ. Trong số 18 nghiên cứu được đánh giá, 16 sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang.
Hai nghiên cứu đưa ra bằng chứng quan hệ nhân quả giữa việc tránh ăn thịt và sức khỏe tâm thần đưa ra các kết quả lẫn lộn, thiếu rạch ròi. Một thí nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát phát hiện ra rằng người ăn chay có tâm trạng khả quan hơn nhiều người ăn thịt và cá, nhưng một nghiên cứu dọc lại phát hiện rằng ăn chay có thể tiên đoán được tình trạng trầm cảm và rối loạn âu lo.
“Từ các kết quả này chúng tôi đưa ra nhiều cách lý giải khả dĩ khác nhau. Chẳng hạn, những người đang vật lộn với bệnh tâm thần thường thay đổi thực đơn ăn uống như một hình thức để họ tự chữa lành; thực đơn chay và thực đơn chay khắc nghiệt có thể dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng làm gia tăng nguy cơ bệnh tâm thần; nhiều người bị rối loạn ăn uống dùng ẩm thực chay như một “vỏ bọc” để che đậy bệnh tình của mình; và các cá nhân cực kỳ nhạy cảm hoặc quan tâm về sự đau đớn của động vật có thể trở thành người ăn chay và đồng thời bị trầm cảm/âu lo,” GS Dobersek giải thích.
“Có hai câu hỏi chủ đạo cần phải giải quyết. Thứ nhất, vì sao hầu hết người ăn chay đều trở lại ăn thịt? Có phải đó là một thúc đẩy sinh học của cơ thể nhằm giải quyết sự thiếu dinh dưỡng, hay những lợi ích của việc ăn chay bị lấn át bởi kỳ thị từ phía xã hội dành cho các hình thái ăn chay? Hay trong lúc các nỗ lực duy trì lối sống chay vẫn giữ nguyên, sự “hay ho” và “tập trung” sẽ mất dần tác dụng theo thời gian?
Thứ hai, mối quan hệ về thời gian giữa việc ăn chay và khi xảy ra các biểu hiện tâm lý bất ổn là gì? Nói cách khác, liệu thay đổi thực đơn ăn uống từ mặn sang chay xảy ra trước hay sau khi các vấn đề tâm lý bộc lộ ra ngoài?
GS Dobersek và các đồng nghiệp quyết định tiến hành một đánh giá hệ thống hơn, khi mà nghiên cứu về việc kiêng thịt ngày càng trở nên mâu thuẫn hơn.
Một người “trung bình” không sở hữu tri thức lẫn kỹ năng được đào tạo để có thể nhìn thấy, sau đó chuyển hóa các kết quả này từ góc nhìn của một nghiên cứu trở thành một bộ tri thức khoa học đủ quy mô và có cơ sở lịch sử. Tôi cho rằng chính thực tế này là thứ luôn gây ra các cuộc chiến chay-mặn, và những sự thật sai lệch thường trực về dinh dưỡng.” theo BS Dobersek.
“Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một bằng chứng cho thực tế khuyến cáo “ăn chay”, theo sau bởi một loạt các thức ăn, thức uống và dưỡng chất cần phải né tránh (như trứng, thịt, đường, muối, chất béo, nước trái cây, cholesterol) là một khuyến cáo vừa vô lý vừa kém lành mạnh, bởi vì con người là loài ăn thịt. Điều này đặc biệt đúng đắn khi các cấm đoán và khuyến khích đều dựa trên một “tranh luận tưởng tượng nào đó về các mối quan hệ giữa bệnh tật và thực đơn ăn uống.”
Nhóm nghiên cứu “Thịt và sức khỏe tâm thần: một đánh giá hệ thống về việc kiêng thịt với trầm cảm, âu lo, và các hiện tượng liên quan” chủ trì bởi GS Urska Dobersek, Gabrielle Wy, Joshua Adkins, Sydney Altmeyer, Kaitlin Krout, Carl J. Lavie, và Edward Archer.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận