Các nhà khoa học từ Đại học Colorado (Mỹ) thực hiện nghiên cứu trên các đàn voi trong các cánh rừng Samburu và công viên quốc gia Amboseli ở Kenya, miền đông châu Phi.
Nhóm ghi lại 527 tiếng kêu của voi tại Samburu, 98 tiếng kêu tại Amboseli và tiến hành phân tích bằng công nghệ máy tính.
Họ nhận thấy nhiều con voi đã phát ra những âm thanh tần số thấp đặc trưng để gọi từng con trong đàn.
Tác giả chính của nghiên cứu mới, Michael Pardo, thuộc Đại học bang Colorado (Mỹ), cho rằng âm thanh với tần số đặc trưng này gần như là một cái tên mà các anh em trong đàn gọi một con voi cụ thể.
Nhóm xác định được 119 cái tên cụ thể được phân biệt với nhau bằng tên. Con số này tương đương 20,3% con voi trong khảo sát.
Phần lớn những con voi được đặt tên thường là voi con hoặc voi mẹ. Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu cần tương tác giữa chúng là nhiều nhất.
Đặc biệt 17 con voi đã nhận ra tên của mình khi Michael Pardo phát đoạn ghi âm tiếng kêu từ những con voi khác trong đàn.
Các nhà khoa học cũng quan tâm rằng trong những âm thanh của voi được ghi nhận, có những âm thanh nào là "nhái" lẫn nhau không? Kết quả, voi không thể hiện kỹ năng nhái tiếng như một số con cá heo hay vẹt.
"Chúng tôi nghĩ đây là một trong những bằng chứng đầu tiên cho thấy voi là loài động vật đầu tiên, ngoài loài người, có thể gọi nhau bằng tên. Đây là điều khá lý thú trong thế giới tự nhiên", Michael Pardo nhận định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận