Theo ông Liêm, hiện Ấn Độ và Mỹ đã bắt đầu triển khai điều trị chứng tự kỷ bằng công nghệ tế bào gốc, bằng cách chiết tách tế bào gốc từ mô mỡ hoặc tủy xương tiêm vào não hoặc mạch máu, với những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ.
Nguyên lý của việc có được tác dụng này là các tế bào gốc mới được đưa vào sẽ tạo các tế bào mới, tăng cường các dẫn truyền của thần kinh. Ngoài bệnh tự kỷ, ông Liêm cho biết các trung tâm tế bào gốc trên thế giới cũng nghiên cứu để điều trị các bệnh bại não, teo đường mật, xơ gan… bằng công nghệ tế bào gốc.
Theo bác sĩ Richard DeAndrea, mạng lưới công nghệ tế bào gốc toàn cầu, trong thời gian qua mạng lưới này đã đào tạo cho 146 bác sĩ ở 44 quốc gia trong điều trị các bệnh liên quan đến tế bào gốc, với khoảng 6.000 bệnh nhân đã được điều trị.
Trả lời về chuyện có những ý kiến trái chiều liên quan đến công nghệ tế bào gốc, cho rằng giá thành quá cao nhưng hiệu quả điều trị chưa đáp ứng được kỳ vọng, bác sĩ Richard cho rằng đây là một liệu pháp điều trị theo xu hướng giảm dược phẩm.
Ông Richard cũng cho rằng nguồn gốc tế bào gốc liên quan nhiều đến tỉ lệ gây phản ứng phụ, trong đó loại tế bào gốc tự thân là ít tác dụng phụ nhất. Như thực tế điều trị của ông thì sáu năm vừa qua chưa gặp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau ghép tế bào gốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận