TTCT - Malaysia là một trong số ít nước trên thế giới mà dân chúng hầu như chưa chịu ảnh hưởng của tình trạng lạm phát do giá nhiên liệu, đặc biệt là xăng dầu, tăng giá, nhờ những khoản trợ cấp cực lớn từ chính quyền. Malaysia là nước có giá xăng tính theo giá trị tuyệt đối vào loại thấp nhất thế giới. Trong bối cảnh nhiều quốc gia “nghẹt thở” bởi giá xăng không ngừng lập các mức kỷ lục mới, thì tại quốc gia Đông Nam Á này, giá một lít xăng RON 95 chỉ ở mức 2,05 ringgit ( khoảng 11.000 đồng).Singapore cũng phải ghen tịGiá xăng hấp dẫn ở Malaysia khiến người dân quốc gia láng giềng giàu có hơn nhiều Singapore cũng phải ghen tị. Thậm chí đã xuất hiện tình trạng nhiều người dân Singapore sang Malaysia chỉ để lén mua xăng giá rẻ mang về nước. Trợ cấp giá xăng là một đề tài nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi ở Malaysia. Ảnh: ReutersTuy nhiên, giá xăng thấp đến từ việc Chính phủ Malaysia chấp nhận hy sinh một phần ngân sách để trợ giá cho sản phẩm xăng RON 95 và dầu diesel, trong khi dòng xăng RON 97 không được trợ giá. (Dù không trợ giá, xăng RON 97 tại Malaysia vẫn ở mức khá dễ chịu: 4,7 ringgit, tương đương 25.000 đồng/lít).Số tiền trợ giá nhiên liệu của Malaysia tính ra không hề nhỏ. Ví dụ một lít RON 95 nếu tính theo giá thị trường là 3,7 ringgit, đồng nghĩa chính phủ phải trợ giá 1,65 ringgit, tức tương đương 45%. Tỉ lệ cũng tương tự với dầu diesel.Khoản trợ giá cũng đang khiến ngân sách Malaysia tiêu tốn thêm không ít và trở nên bất ổn, bởi xu hướng giá xăng dầu thay đổi liên tục và thường là tăng trong suốt một năm qua. Theo một báo cáo nghiên cứu của Hãng đầu tư CGS-CIMB, cứ giá dầu tăng trung bình 1 USD (4,18 ringgit) một thùng thì Chính phủ Malaysia ước tính sẽ phải tốn thêm khoảng 80 triệu ringgit (18 triệu USD) tiền trợ cấp nhiên liệu.Một lý do khiến Chính phủ Malaysia tự tin vào chiến lược trợ giá năng lượng trong nước là quân bài Petronas - tập đoàn dầu khí quốc gia thuộc sở hữu của chính phủ. Giá dầu tăng giúp doanh thu bán dầu thô của Petronas tăng theo. Nhờ đó, chính phủ có thể yêu cầu Petronas tăng chi trả cổ tức để bù đắp lại phần ngân sách đã chi ra để trợ giá xăng trong nước. “Nếu tính đến trường hợp chính phủ yêu cầu cổ tức bổ sung, có khả năng là tác động đến tài khóa ròng sẽ là trung lập hoặc tích cực, điều này về cơ bản cho phép chính phủ duy trì trợ cấp”, CGS - CIMB nhận định.Mặt được lớn hơn của chính sách trợ giá là kiềm chế được giá nhiên liệụ và lạm phát, từ đó giúp nền kinh tế ổn định, tiêu dùng tiếp tục đi lên và thu nhập khả dụng của người dân được duy trì. Theo tính toán của các tổ chức kinh tế, lạm phát năm nay của Malaysisa sẽ dừng lại ở mức 2,5% mặc dù nguy cơ tăng cao hơn vẫn hiện diện.Mặt khác, đại dịch COVID-19 gây nhiều thiệt hại về kinh tế, vì vậy chính phủ muốn duy trì trợ cấp nhiên liệu để giảm bớt gánh nặng cho dân chúng. Malaysia có trữ lượng dầu lớn, bao gồm cả dầu mỏ chưa được khai thác. Các sản phẩm nhiên liệu ở quốc gia này từ lâu đã được kiểm soát chặt chẽ và miễn thuế.Việt Nam có thể tận dụng?Là quốc gia xuất khẩu, giá xăng dầu thấp đang tạo cơ hội để Malaysia xuất khẩu sang các quốc gia khát năng lượng như Việt Nam. Tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo” do Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại TP.HCM (ITPC) tổ chức, ông Trần Việt Thái, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Malaysia, cho biết Thương vụ Việt Nam tại Malaysia sẵn sàng hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia để bình ổn thị trường trong nước. Tuy nhiên, doanh vụ này, nếu diễn ra, có thể chỉ gói gọn trong một lượng xăng dầu tương đối nhỏ bởi rõ ràng Malaysia sẽ khó lòng cho phép các nước khác nhập khẩu xăng dầu số lượng lớn, liên tục với giá mà họ đang phải chi tiền để hỗ trợ cho người dân trong nước.Dữ liệu của Hãng nghiên cứu The Observatory of Economic Complexity (OEC) cho thấy năm 2020 Việt Nam nhập khẩu khoảng 3,94 tỉ USD các loại xăng dầu. Malaysia là nguồn cung cấp xăng dầu lớn thứ hai cho Việt Nam (868 triệu USD), chỉ sau Hàn Quốc (1,1 tỉ USD). Còn nhập khẩu từ Singapore chiếm vị trí thứ ba với giá trị 661 triệu USD. Do đó, nếu có cơ hội tận dụng được nguồn nhập giá rẻ từ Malaysia trong bối cảnh hiện nay thì cần tận dụng để giảm nhiệt giá xăng trong nước.Báo cáo chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI tháng 5-2022 của Việt Nam cho thấy mặc dù sản xuất tiếp tục ở trạng thái mạnh mẽ nhưng nhiều doanh nghiệp được khảo sát cho biết chi phí đầu vào và giá cả đầu ra vẫn đang tăng ở mức cao hơn xu hướng chung của lịch sử chỉ số. Người trả lời khảo sát cho biết chi phí dầu và khí đốt tăng cùng mức tăng phí vận chuyển tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã chuyển gánh nặng giá cả sang cho khách hàng.■Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể nghiên cứu chính sách của Malaysia trong việc lấy phần thặng dư vượt kế hoạch từ bán dầu thu để trợ giá phần nào cho giá xăng dầu hay bổ sung vào quỹ bình ổn. Điển hình là ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất, kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2022 rất khả quan với khoản lãi lũy kế lên tới 6.764 tỉ đồng, vượt xa kế hoạch năm được giao (1.295 tỉ đồng). Đặc biệt, riêng tháng 4 và 5, lãi sau thuế đã lên tới 4.452 tỉ đồng. Đó là nhờ giá dầu thô tăng cao từ mức bình quân 74 USD/thùng (tháng 12-2021) lên 119 USD/thùng (tháng 3-2022) và hiện đang dao động quanh 113 USD/thùng. Tags: MalaysiaNghịch lýXăng dầuGiá xăngGià xăng dầuTrợ giá xăng
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.