04/07/2018 10:34 GMT+7

Nghỉ việc 'có tình nghĩa'

HỒNG NGUYỄN
HỒNG NGUYỄN

TTO - Bạn lập trình viên trẻ có điểm bài kiểm tra trình độ rất cao, trong khi bài kiểm tra còn lại khá thấp. Suốt buổi phỏng vấn, bạn ấy cũng không có gì nổi bật.

Nghỉ việc có tình nghĩa - Ảnh 1.

Đến cuối cùng, khi được hỏi về thời điểm có thể gia nhập công ty, bạn có một câu trả lời làm thay đổi được tình thế.

Câu trả lời là bạn có thể gia nhập công ty gần như ngay lập tức vào đầu tuần sau đó. Chúng tôi khá ngạc nhiên, vì đa phần nhân sự nhảy việc đều cần tối thiểu một tháng để thông báo cho công ty cũ. 

Bạn giải thích rằng nhận thấy công việc không còn phù hợp nữa, nhưng vì mình đảm nhiệm vai trò chính trong team nên đã báo cho quản lý và để công ty quyết định về thời gian bàn giao. Hiện tại, sau hơn 2 tháng, bạn đã bàn giao xong rồi, nên từ tuần sau hoàn toàn có thể chuyển qua chỗ mới.

Tôi lại hỏi thông thường người lao động phải tìm được chỗ, thương thảo lương xong xuôi, chốt hết ngày, nhận offer letter xong, "chắc ăn" hết cả rồi mới báo nghỉ chỗ cũ, sao em không làm thế? 

Bạn ấy bảo không sao, nếu không kịp xin việc mới ngay sau khi nghỉ chỗ cũ em sẽ ở nhà tự làm các sản phẩm nhỏ của mình và bán online. Trước giờ em cũng làm một số rồi.

Phần trả lời này cho thấy tuy bạn rất kém tự tin trong giao tiếp nhưng lại khá tự tin về mặt kĩ năng lập trình, có thể làm chủ được dự án của mình. 

Quan trọng hơn, việc bạn dành cho người quản lý đủ thời gian để sắp xếp lại dự án nhằm giảm thiểu thiệt hại cho công ty là một thái độ hành xử được đánh giá rất cao.

Không ít người lao động hiện nay cứ hễ đã đến bước nhảy việc là coi như không dính dáng gì nhau nữa. Họ chẳng cần biết công ty có kịp tìm người thay thế không, cứ đến 30 ngày sau thông báo là sẽ nghỉ việc. Thậm chí, có khi họ còn yêu cầu được nghỉ ngay trong chỉ trong 2-3 tuần. 

Tôi nghĩ đa phần các công ty nếu gặp đến ca này thì sẽ đáp ứng nguyện vọng đó của nhân viên luôn. Bởi lẽ, một nhân viên đã muốn ra đi đến như thế, đã không nghĩ đến trách nhiệm với công việc đến mức ấy thì giữ lại có khi còn ảnh hưởng đến dự án hơn.

Bạn nhân viên trên đây mà chúng tôi đã nhận vào vẫn chưa biết bạn có thành công trong giai đoạn thử việc hay không. Nhưng bạn bước đầu đã thành công trong việc mở ra cánh cửa mới ở nơi mới, nhờ vào thái độ “đẹp” trước khi bước ra khỏi cánh cổng của nơi làm cũ.

Tôi từng trách nhà tuyển dụng "làm khó" khi đòi kinh nghiệm

TTO - Sau khi ép mình vào làm cùng lúc hai công việc - dịch thuật và Marketing, tôi dần nhận ra cái 'kinh nghiệm' mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi là gì.

HỒNG NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên