Lẩu Thập Cẩm

'Nghỉ chơi' với mấy đứa nhà giàu để tránh nợ nần

VŨ NGUYỄN

Đăng lúc 18:45 | 09/08/2023

Tình bạn có thể kết thúc bằng nhiều lý do. Và tiền cũng là một trong những điều khiến chúng ta đưa ra quyết định 'nghỉ chơi' ai đó.

Theo một nghiên cứu của Credit Karma, khảo sát 1.000 người Mỹ trên 18 tuổi, hơn 1/3 lứa Gen Y (1981 - 1995) và Gen Z (1996 - 2012) đã phải "nghỉ chơi" ít nhất một người bạn vì là đối tượng khiến họ chi tiêu vượt quá khả năng của mình. 

Vì sao mấy đứa nhà giàu bị "nghỉ chơi"?

Lý do khiến người tiêu dùng trẻ bội chi? Đó chính là họ sợ cảm giác bị bỏ rơi, thua kém những người bạn có khả năng chi tiêu nhiều hơn mình. Đây còn gọi là hội chứng FOMO, khi nhiều người có cảm giác lo lắng bỏ lỡ điều gì đó mà người khác đang thực hiện. 

'Nghỉ chơi' với mấy đứa nhà giàu để tránh nợ nần - Ảnh 1.

Thói quen chi tiêu "quá tay" này dễ khiến người tiêu dùng mắc nợ. 88% Gen Y và 80% Gen Z thú thật: "Bên cạnh những người bạn giàu có thật áp lực, dễ khiến bọn tui mắc nợ lắm luôn". 

Nghiên cứu của Credit Karma còn cho thấy, 47% Gen Y và 36% Gen Z sẽ cân nhắc việc "nghỉ chơi" với những người bạn có tiềm lực tài chính mạnh, để tránh việc "nợ chồng nợ". Theo khảo sát, ăn uống bên ngoài chiếm phần lớn bội chi. Đồ uống và đi chơi đêm cũng khiến người trẻ mất kiểm soát với túi tiền của mình, theo Bussiness Insider.

'Nghỉ chơi' với mấy đứa nhà giàu để tránh nợ nần - Ảnh 2.

Khoản tiền chi cho quần áo, đặc biệt các thương hiệu xa xỉ hay thời trang nhanh, được Gen Z đặc biệt quan tâm. Có đến 36% những bạn trẻ sinh năm 1997 đến 2012 thường hay "quá trớn" cho những món đồ chỉ dùng vài lần hoặc mua cho vui. 

Cả hai nhóm Gen Y và Gen Z cùng chung nhận định "chi phí cho các chuyến đi và kỳ nghỉ" chiếm lý do của việc bội chi. Ngoài ra, tổ chức sinh nhật hay tiêu tốn tiền cho những lần đi chăm sóc da, làm móng tay cũng "ngốn" không ít tiền của họ. 

Courtney Alev, giám đốc quản lý sản phẩm Credit Karma, cho rằng đổ lỗi cho các mối quan hệ bạn bè thì "tội lỗi quá". Tuy nhiên, cô cũng khẳng định, nhiều người chấp nhận mắc nợ để theo kịp bạn bè thực sự rất dễ gây căng thẳng. "Nếu dần mất bạn bè vì thói tiêu tiền như nước thì hãy cân nhắc lại kế hoạch chi tiêu của bản thân", Alev khuyến cáo. 

Không muốn "nghỉ chơi" bạn hãy học theo giải pháp dưới đây

Vị chuyên gia này đưa ra 4 giải pháp để tránh rơi vào tình trạng vừa mất tiền vừa mất bạn.

Một là "hãy đặt ngân sách chi tiêu hằng tháng" theo quy tắc 50-30-20. Theo đó, 50% thu nhập dành cho những điều cần thiết, như tiền thuê nhà hay mua nhu yếu phẩm; 20% dành cho khoản tiết kiệm; 30% còn lại cho những thứ vui vẻ trong cuộc sống. 

'Nghỉ chơi' với mấy đứa nhà giàu để tránh nợ nần - Ảnh 3.

Hai là "đừng để tụi bạn nghĩ mình giàu". Nếu cần thiết, có thể trao đổi thẳng thắn với bạn bè thân của mình về kế hoạch chi tiêu. Bạn tốt sẽ biết đối phương có khả năng trong những cuộc vui, thay vì "tới bến" để... đổ nợ. 

Ba là "hãy biết cách nói không". Phần lớn Gen Z và Gen Y đều không muốn bỏ lỡ cuộc vui của mấy đứa bạn. "Nếu tạo được thói quen 'biết từ chối', chẳng ai phải đi vay nợ để ra ngoài uống nước với tụi 'cạ cứng' quanh mình", Alev chia sẻ. Quan trọng nhất, những thứ không đáng tiền hoặc kém hấp dẫn, hãy sẵn sàng "nói không", và điều này sẽ giúp bạn có được nhiều sự tự do khác nữa. 

Và giải pháp thứ tư là "tiết kiệm". Những buổi tối xem phim tại nhà hay bữa tiệc tự chuẩn bị thay vì đàn đúm ra ngoài được xem là một giải pháp hai tác dụng, khi giúp thắt chặt chi tiêu lẫn tình bạn. 

Ảnh vui 9-8: Độc chiêu kê ô tô tải để chống ngập nướcẢnh vui 9-8: Độc chiêu kê ô tô tải để chống ngập nước Vận động viên điền kinh chạy chậm "gấp đôi" các đối thủVận động viên điền kinh chạy chậm 'gấp đôi' các đối thủ Trấn Thành - Hari Won bắt chước hiện tượng mạng "cô Hai Báo"Trấn Thành - Hari Won bắt chước hiện tượng mạng 'cô Hai Báo'

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Lẩu thập cẩm