Nghệ sĩ Tùng Lâm tên thật là Lâm Ngươn Phẩm, sinh năm 1934 tại Sài Gòn.
Tùng Lâm: Từ ca hát tới tấu hài
Thuở nhỏ, Tùng Lâm theo bạn bè đàn hát để kiếm tiền. Năm 1948 ông đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn giọng ca nhí.
Năm 1952 ông lại tiếp tục đoạt giải nhất một cuộc thi ca nhạc.
Nghệ sĩ hài Tùng Lâm qua đời
Có một giai thoại kể rằng hồi đó ông đi hát có lấy tên Văn Tâm. Tuy nhiên, bạn bè cứ chọc là Tâm lùn khiến ông… quạu.
Rồi một người bạn nói lái lại Tâm lùn là Tùng Lâm. Thấy vui vui, vậy là ông lấy nghệ danh Tùng Lâm luôn.
Khoảng những năm 1950, bộ ba Lam Phương - Vân Hùng - Tùng Lâm thường hát chung trong các buổi phát thanh. Họ ghi dấu ấn với những nhạc phẩm như Khúc ca ngày mùa, Ô mê ly, Thiên thai, Khúc nhạc dưới trăng...
Sau đó bộ ba này tan rã. Tùng Lâm chọn cách hát những ca khúc có pha sự hài hước, thời đó người ta gọi ông là "Tiểu quái kiệt" Tùng Lâm.
Ông cũng đi lồng tiếng nhiều phim. Rồi còn có thời gian làm bầu sô, được xếp vào "tam đại bầu sô" chung với Châu Kỳ và Duy Ngọc.
Khoảng những năm 1960 ông còn lập ban Tạp lục Tùng Lâm biểu diễn nhiều loại hình. Ông cũng đào tạo ca sĩ với rất nhiều tên tuổi như Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Yến, Phượng Mai, Kim Tuyến...
Ông còn tổ chức đại nhạc hội Cù lét hằng tuần tại rạp Quốc Thanh. Khiếu hài của ông cũng được màn ảnh rộng thời đó chú ý với nhiều vai diễn gây tiếng cười. Nổi bật nhất là phim Tứ quái Sài Gòn.
Làm quản lý và cuối đời lặng lẽ
Sau 1975, ông làm phó đoàn ca múa nhạc Hậu Giang, cho tới năm 1992 ông nghỉ hưu.
Trong thời kỳ băng đĩa phát triển rầm rộ ông tự soạn kịch bản và thực hiện loạt băng hài về nhân vật Hai Nhái.
Khoảng năm 2005 đến nay ông trải qua 4 lần đột quỵ nên sức khỏe kém và rất ít tham gia các chương trình nghệ thuật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận