Nhưng trên thực tế, bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp có “gánh” nổi sự kỳ vọng đó? Vừa qua mạng cộng đồng doanh nhân Anphabe.com có làm khảo sát với 1.136 người chủ yếu thuộc ba bộ phận là nhân sự (48%), marketing (15%) và bán hàng (12%). Kết quả: có tới 51,8% thừa nhận vai trò của phòng nhân sự hiện nay chỉ là hành chính, sự vụ (như trả lương và thưởng, ban hành và giám sát quy định lao động, sổ sách nhân sự, bảo hiểm...); tiếp đó là thừa hành các yêu cầu nhân sự do các phòng ban đề ra (28,7%).
Cũng theo khảo sát nói trên, nguyên nhân lớn nhất khiến phòng nhân sự chưa đáp ứng được như kỳ vọng không phải vì họ thiếu kỹ năng chuyên môn về nhân sự mà là thiếu sự hiểu biết về công việc của các phòng ban chức năng. Những người làm phòng nhân sự (trong cuộc khảo sát) cho rằng “thiếu sự tin cậy từ các phòng ban”, trong khi những người làm các phòng ban lại cho rằng “nhân sự thiếu sự gần gũi, quan tâm đến họ”.
“Niềm tin và sự hỗ trợ có được là do xây dựng chứ không bao giờ sẵn có”, giám đốc nhân sự một doanh nghiệp nói. Theo ông, nếu nhân sự chủ động tìm hiểu những “mối đau đầu” tiềm ẩn của các phòng ban và gợi ý được các giải pháp thiết thực từ trước khi được/bị yêu cầu thì không có lý do gì vai trò của nhân sự không dần được nâng cao.
Tại buổi hội thảo mới đây, ông Andy Lopata - chiến lược gia về nghệ thuật xây dựng quan hệ - nhấn mạnh: “Người làm nhân sự cần tập trung nuôi dưỡng các mối quan hệ nội bộ để đạt được ba mục tiêu quan trọng: thấu hiểu tốt hơn, tư vấn thiết thực hơn và tạo ảnh hưởng rộng rãi hơn”. Theo ông, nhân sự không còn làm “cảnh sát văn phòng” mà thành người chỉ dẫn tận tình, không còn là “thùng chứa vấn đề” mà là người giải quyết vấn đề, không còn là “chân chạy việc” mà là đối tác chiến lược cho tất cả bộ phận trong doanh nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận