Phóng to |
Tất cả các cầu thủ nữ U-14 hòa làm một trong buổi nhận huy chương tối 23-6 - Ảnh: N.K |
Phóng to |
Cầu thủ U-14 nữ Thái Lan cổ vũ vô tư cho đối thủ - Ảnh: N.K |
Phóng to |
U-14 Thái Lan tham quan bưu điện trung tâm thành phố - Ảnh: Diệu Thiện |
Lý do, dù đứng hạng mấy, các cô gái nhỏ của 6 đội tuyển trong khu vực vẫn cứ tíu tít trò chuyện, đùa giỡn và ôm chầm lấy nhau chụp hình lưu niệm sau khi lên bục nhận huy chương. Như ở lượt áp chót, sau trận thua 1-2 trước U-14 nữ VN, các cô gái trẻ Thái Lan ngồi trên xe từ sân Thống Nhất về lại khách sạn cứ sụt sùi khóc vì tiếc đã vuột mất cơ hội vô địch.
Nhưng trong buổi trao huy chương tối 23-6, chính các cầu thủ nữ Thái Lan lại là người chủ động ra nắm tay các cầu thủ U-14 nữ VN để chúc mừng và chụp hình lưu niệm. Trong đó, tiền đạo Nguyễn Thị Nụ và Nguyễn Thị Quỳnh (“vua phá lưới” và là “cầu thủ xuất sắc nhất giải”) là hai cầu thủ được các cầu thủ nữ Thái Lan xin chụp hình chung nhiều nhất.
“Tôi yêu bạn”, các cầu thủ nữ Thái Lan cùng “gào” lên bằng tiếng Anh rồi cùng cười thích thú. Ngay cả khi các cầu thủ U-14 nữ VN ra xe về, các cầu thủ U-14 nữ Thái Lan vẫn tìm đến để trao những cái ôm chia tay đầy bịn rịn.
Đây là lần đầu tiên giải U-14 nữ châu Á ra đời sau khi có tên Festival bóng đá nữ U-14 châu Á, nhằm phát triển phong trào bóng đá nữ của châu lục. Có danh hiệu đàng hoàng nên các trận đấu dĩ nhiên cũng quyết liệt hơn so với thời còn là Festival vui chơi, đặc biệt với ba đội tuyển mạnh VN, Thái Lan và Myanmar. Nhưng đó là trên sân cỏ, còn khi kết thúc trận đấu, tất cả đều là bạn bè. |
Những ngày ở VN, các cầu thủ U-14 Thái Lan tỏ ra rất thích thú khi được cho đi tham quan các địa điểm du lịch tại TP.HCM như chợ Bến Thành, bảo tàng chứng tích chiến tranh, bưu điện trung tâm thành phố… Còn các cô gái U-14 Campuchia thì thích đi loanh quanh xung quanh khách sạn Đệ Nhất (quận Tân Bình) và tỏ ra rất hào hứng khi thấy người ta câu cá dọc kênh Nhiêu Lộc gần nơi mình ở.
Còn U-14 Myanmar thì lại thích đi mua sắm. Nhưng thứ mà các cầu thủ nữ nhí này mua không phải là đồ lưu niệm VN mà chỉ là quần áo. Giải thích về điều này, một cầu thủ nhí cho biết là đồ thể thao ở VN đa dạng và rẻ hơn ở Myanmar.
Điều đáng chú ý, không như VN vẫn chưa thể đưa thể thao nói chung và bóng đá nói riêng vào trường học, Thái Lan và Myanmar đều đã làm được điều đó. Ngay cả thể hình hai đội này xem ra cũng tốt hơn hẳn VN. Chẳng hạn trong số 18 cầu thủ sang VN, U-14 Thái Lan có khá nhiều cầu thủ cao trên 1m60 dù chỉ mới bước sang tuổi 13. Tất cả chỉ mới bắt đầu chơi bóng từ năm 13 tuổi ở trường học.
Điều thuận lợi là các em đều học chung trường nên việc tập luyện và thi đấu cũng thuận lợi. HLV trưởng U-14 Thái Lan - bà Nuengrutai Srathongvian cho biết mỗi sáng các em đều tập luyện và sau mỗi buổi học văn hóa lại tiếp tục chơi bóng. Lâu lâu, trường lại tổ chức các trận hay giải giao hữu giữa các trường với nhau để thu hút thêm nhiều học sinh nữ muốn chơi bóng, qua đó có thể tuyển chọn thêm nhân tài.
Bà Nuengrutai Srathongvian cho biết: “Nhờ phát triển bóng đá nữ trong trường học nên hiện chúng tôi có khoảng 200 cầu thủ nữ chơi bóng ở lứa tuổi này để có thể đào tạo và sàng lọc cho các đội tuyển trẻ quốc gia”.
Còn U-14 Myanmar thì được tuyển chọn từ các trường học ở hai thành phố lớn Yangon và Mandalay. Hàng năm, hai thành phố này đều tổ chức giải đấu bóng đá nữ trường học cấp thành phố nhằm tuyển chọn ra các tài năng cho các đội tuyển trẻ của Myanmar.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận