Tuy năm mới từ đó không phải là ngày 1-4 nữa, nhưng đến ngày này các năm sau một số người Pháp vui tính vẫn tặng quà cho nhau với lời chúc: “Bome Année”. Do bản tính hài hước nên những gói quà không còn thật “nghiêm trang” như xưa, chỉ giả vờ, kèm theo quà là những chuyện phiếm đùa, lừa nhau cho vui.Từ đó ngày 1-4 được gọi là April fool s’day hay All food s’day (AFD)
Ngày AFD xuất phát từ Pháp và Tây Ban Nha, sau đó lan sang Anh. Thời đó các vua chúa thường chọn ngày 1-4 để hành quyết bọn tà đạo và trong thời buổi loạn lạc hãi hùng đó dân chúng lại cứ đến ngày này hăm dọa lẫn nhau. Từ đó ngày 1-4 trở thành ngày có thói quen phỉnh lừa, xem như ngày Hội nói dối.
Đó còn là ngày Cá Tháng Tư (Poissons d’avril), người Pháp cũng giải thích bằng cách liên tưởng chữ Passion du Christ (sự thọ nạn của Chúa Jésus); hoặc chữ Passion d’avril mà đọc thành Poissons d’avril rồi quen nên gọi là Cá Tháng Tư, cũng có sự giải thích khác ở Pháp là vào tháng tư mùa sinh sản của cá. Nhà vua ra lệnh cấm bắt cá từ ngày 1-4, từ quyết định này người ta nảy sinh ý trêu chọc các ngư dân bằng cách ném lưới của họ xuống sông, biển rồi kêu to: “Cá Tháng Tư hãy chui vào lưới!”.
Ở Đức, cá tháng tư xuất hiện vào năm 1631, người Đức có hơn 800.000 lời nói dối bất hủ nhất, đã in thành sách. Ở Thụy Sĩ, mọi người kể cho nhau nghe những chuyện đùa như thật. ở Bỉ không những dân chúng lừa bịp nhau mà ngay cả báo chí, các phương tiện truyền thông cũng đưa tin sai lệch; nhưng chủ yếu là những tin không quan trọng, có thể chấp nhận được. Tất cả các trò lừa vui nhộn đó phải chấm dứt vào lúc 12g trưa.
Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận