18/03/2007 21:53 GMT+7

Ngày hội thơ Đường Việt Nam

Bài, ảnh: TRẦN CHÁNH NGHĨA
Bài, ảnh: TRẦN CHÁNH NGHĨA

TTO - Sau 2 năm hoạt động, ngày hội thơ Đường toàn quốc 2007 do Cung văn hóa lao động và ban đại diện phía nam Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam đồng tổ chức đã được khai mạc vào lúc 9g sáng nay, 18-3 tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM.

Ht9xEdwx.jpgPhóng to
Xem thư pháp thơ Đường
TTO - Sau 2 năm hoạt động, ngày hội thơ Đường toàn quốc 2007 do Cung văn hóa lao động và ban đại diện phía nam Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam đồng tổ chức đã được khai mạc vào lúc 9g sáng nay, 18-3 tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM.

Có khoảng 1.000 khách thơ từ nhiều nơi tụ hội về đây cùng sự tham dự của rất nhiều quan khách như GSTS Trần Văn Khê, GS Tăng Kim Tây.

Một phòng trưng bày thơ Đường cũng đã được mở cửa đón khách tham quan. Nhiều người tham dự thuộc mọi lứa tuổi trong đó có nhiều SV đã đón nhận thơ Đường một cách say sưa và thích thú.

HQiUsINs.jpgPhóng to
Mời trầu đạo diễn Lê Dân và quan khách
Trong diễn văn khai mạc, nhà thơ Hoài Yên, chủ nhiệm CLB UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tóm lược sơ qua những giai đoạn thăng trầm của thơ Đường tại VN và bày tỏ sự hân hoan khi ngày một nhiều người làm thơ và thưởng thức thơ Đường.

Được biết, thơ Đường là một thể thơ được thịnh hành vào triều đại nhà Đường (Trung quốc). Trải qua 4 thời kỳ sơ Đường, thịnh Đường, trung Đường và vãn Đường (từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9), nền văn học Trung quốc đã sản sinh nhiều tác phẩm bất hủ còn lưu truyền đến ngày nay như Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, Thạch Hào lại của Đỗ Phủ, Hiệp khách hành của Lý Bạch, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phong kiều dạ bạc của Trương Kế...

Tại Việt Nam, Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Trần Tế Xương và rất nhiều thi nhân khác cũng đã để lại cho đời những bài Đường luật tuyệt tác.

BMvXjUqx.jpgPhóng to mb3VMaZI.jpg

SV Lý Đức Vân năm thứ nhất khoa Trung Văn ĐH Tôn Đức Thắng ghi lại bài Xuân Thi bằng tiếng Trung (ảnh trái). Ảnh phải: Một nữ sinh viên trường trường ĐH Hồng Bàng đang đọc bài tứ tuyệt Ngơ Ngẩn của Nhất Chi:"Thoang thoảng mùi hương quyện tóc ai / Cho tôi ngơ ngẩn suốt đêm ngày / Môi cười nghiêng ngả khung trời mộng / Chân bước đi rồi đá bỗng ngây".

7JTpxujh.jpgPhóng to
Nhà thơ Cúc Vàng tặng thơ vì: “Trách vòng nhật nguyệt xoay dời mãi/ Mượn tiếng thơ xưa chở ngậm ngùi.”
Thơ Đường gồm rất nhiều thể như Cổ phong, ngũ ngôn, thất ngôn, tuyệt cú. Sáng tác thơ theo Đường luật buộc người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui luật rất chặt chẽ. Ở nước ta, khi phong trào thơ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, thơ Đường mất ngôi vị độc tôn trong văn học. Sự mất ngôi vị nầy kéo dài cho đến gần đây, những người sáng tác thơ Đường chỉ còn lại các bậc cao niên.

Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam được thành lập không ngoài mục đích khôi phục lại giá trị phi vật thể vốn đã bị mai một. Theo báo cáo của Ban tổ chức lễ hội, hiện nay đã có rất nhiều chi nhánh CLB thơ Đường trên toàn quốc thu hút sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội và điều đáng mừng là hiện nay tầng lớp sinh viên cũng đã bỏ công sức tìm hiểu và sáng tác theo thể thơ cổ này.

Bài, ảnh: TRẦN CHÁNH NGHĨA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên