Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trải qua 50 năm hòa bình - thống nhất, tôi đã nối được rất nhiều mối thâm tình giữa "người bên này" với "người bên kia" và thật tự hào vì mình cũng được là một thành tố trong hòa hợp hòa giải dân tộc.
Đến hôm nay, tôi vẫn còn nhớ lời Đại tướng Dương Văn Minh và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nói trên Đài phát thanh Sài Gòn lúc 9h sáng 30-4-1975: "...yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng và ở đâu ở đó để bàn giao cho chính quyền cách mạng trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào".
Thật vui mừng khi chiến tranh chấm dứt trong phút giây, dân chúng Sài Gòn được an lành, thành phố được nguyên vẹn.
Chiều 30-4, tôi từ nhà ở quận 3 đi thăm mẹ tôi ở Thị Nghè.
Gia đình tôi có 9 anh em trai, mà đã 5 người trong quân đội Việt Nam Cộng hòa: một anh thành thương phế binh từ 1964, một anh tử thương năm 1966, một anh là trung sĩ, một anh là binh nhì, một em là thiếu úy.
Hai người anh khác của tôi đã có số quân, chỉ tôi và đứa em trai nuôi là chưa có số quân mà thôi. Chiều đó gặp tôi, mẹ nghẹn ngào: "Nếu chiến tranh tiếp tục, không biết mẹ mất thêm mấy đứa con trai nữa".
Rời nhà mẹ, tôi lên Trường đại học Kỹ thuật Phú Thọ (mà nay là Trường đại học Bách khoa TP.HCM) để xem tình hình.
Khi đó tôi là người ở vị trí thứ ba trong ban lãnh đạo nhà trường, mà người đứng đầu đã đi nước ngoài trước đó mấy ngày.
Vào cổng đã thấy một số nhân viên mang băng đỏ đứng ra tổ chức bảo vệ trường. Mừng khi thấy Trường đại học Kỹ thuật cũng được nguyên vẹn, an toàn.
Thật khó tả cảm giác vui mừng khi nhận thấy rõ hòa bình đang đến với đất nước, nhưng đến 50 năm sau tôi vẫn còn mừng. Tính đến 1975, chiến tranh đã 30 năm, dài hơn tuổi đời 28 của tôi lúc đó. Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, còn vui mừng nào hơn hòa bình.
Sau những ngày vui hòa bình - thống nhất là gian khó trùng trùng. Kinh tế đi xuống, đời sống khó khăn, chiến tranh ở biên giới Tây Nam với Khmer Đỏ và chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc năm 1979 làm nhiều người có tâm lý u ám, nhiều người đã chọn cách ra đi.
Tôi vẫn cố gắng lạc quan với hòa bình của đất nước, dẫu sao tôi vẫn còn là thanh niên, chịu được khó khăn. Nhưng nhìn vào con thì không thể không xót ruột. Vợ chồng tôi có thêm con gái vào cuối tháng 11-1976, con chúng tôi không đủ sữa để uống, ba vợ tôi nhường phần sữa tiêu chuẩn của mình cho cháu ngoại.
Lương nhà nước không đủ sống, chúng tôi phải bán dần những gì có thể bán được. Vợ tôi dạy Anh văn ở Đại học Ngân hàng, ở Trung tâm bồi dưỡng Bách khoa của Hội trí thức yêu nước, và đi dạy thêm ở nhiều tư gia, đạp xe cả chục cây số tới tận tối.
Còn tôi sáng sớm đạp xe chở hai con sang quận Bình Thạnh gửi bà ngoại, rồi vòng lên Đại học Bách khoa ở quận 10 giảng dạy. Buổi trưa quay lại, chở con trai đi học Trường Lê Quý Đôn quận 3 rồi lên trường làm việc tiếp.
Đến chiều lại quay trở về quận Bình Thạnh đón con gái rồi về nhà riêng ở cư xá Yên Đỗ quận 3, vợ tôi đón con trai. Tôi đạp xe hơn 50km mỗi ngày như thế trong mấy năm liền. Những năm đầu thập kỷ 1980, tôi giảm hơn 15kg, gầy như khi còn là học sinh.
Khó khăn, thiếu thốn không phải là những chuyện đáng buồn duy nhất, với những trí thức miền Nam chúng tôi, bão tố tinh thần còn nghiêm trọng hơn.
28 tuổi, vừa về Việt Nam chưa đầy một năm sau bảy năm du học, với chức vụ phụ tá khoa trưởng Trường đại học Kỹ thuật lúc đó - tương đương với phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa hiện nay, tôi bị xếp vào loại cao cấp và phải đi trình diện với Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định.
Vào tháng 6-1975, tôi được lệnh đi học tập cải tạo tập trung, nhưng lại gặp một vận may. Hôm tôi đến, đông người quá nên phải hoãn lại. Hôm sau có lệnh: người trong ngành giáo dục và y tế phải đi học tập cải tạo được giảm một cấp, thế là tôi không phải đi nữa.
Lần lượt những bạn bè, đồng nghiệp của tôi ra đi, cách này hay cách khác, lý do này lý do khác, nhưng ai cũng mang theo nỗi buồn, ai cũng bỏ lại hoài bão. Cho đến năm 1991, ở Đại học Bách khoa chỉ còn mình tôi là tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài trước 1975 duy nhất còn ở lại giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu đầu năm 2008.
Gắn bó với Trường đại học Bách khoa TP.HCM hơn 50 năm cùng dòng chảy lịch sử, nhiều trải nghiệm buồn vui, thậm chí có lúc đắng cay, nhưng tôi chưa bao giờ hối tiếc về quyết định rời bỏ cuộc sống sung túc cùng tương lai khoa học rộng mở tại Úc để hồi hương năm 1974 và tiếp tục ở lại Việt Nam sau 1975.
Tôi chọn công việc giảng dạy đại học với mong muốn nhân rộng tri thức, sự hiểu biết của mình cho các sinh viên đại học để góp phần phát triển đất nước, tìm được sự bình yên cho tâm hồn trong sự cống hiến vì quê hương, vì trách nhiệm của người trí thức.
11 năm làm chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không, đặt nền tảng cho sự phát triển nhân lực ngành kỹ thuật hàng không của Việt Nam, đến nay tôi đã góp phần đào tạo được trên 1.200 kỹ sư mà trong đó cũng trên 120 người tiếp tục du học đạt trình độ tiến sĩ.
Một niềm vui và tự hào hơn nữa khi chính tôi đã tham gia khởi xướng chương trình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ bắt đầu từ năm 1988, từ đó được là "người mở đường" tiếp sức cho nhiều thế hệ sinh viên.
Với riêng học bổng "Tiếp sức đến trường" của chương trình, tôi nhận lãnh vận động cho khu vực Thừa Thiên Huế đã 15 năm. Hàng chục ngàn học bổng với hàng trăm tỉ đồng đã mở lối tương lai cho hàng chục ngàn bạn trẻ.
Được chung tay đóng góp cho tương lai Việt Nam, nỗi cô đơn tôi từng cảm thấy những ngày khó khăn sau 1975 đã dần tan biến đi.
30 năm chiến tranh đã để lại trong hàng triệu gia đình nhiều tổn thất - mất mát đau lòng, hằn lại trong lòng bao người nhiều hận thù - định kiến - hiểu lầm... 50 năm hòa bình, được chung nhau một mái nhà Việt Nam, được cùng nhau làm việc với cùng mục tiêu vì tương lai đất nước, tình thân đã hóa giải hận thù, thành kiến.
Trong nhiều năm, tôi trở thành người ở giữa: trong nước bị coi là người chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa, ra nước ngoài thì bị cho là người từ chế độ xã hội chủ nghĩa. Bình tâm chọn lý tưởng của mình là vì đất nước, cách sống và làm việc của tôi tự nhiên đã trở thành một gạch nối giữa hai bên.
Trải qua 50 năm hòa bình - thống nhất, tôi đã nối được rất nhiều mối thâm tình giữa "người bên này" với "người bên kia" và thật tự hào vì mình cũng được là một thành tố trong hòa hợp hòa giải dân tộc.
Trên bàn thờ của nhà bà nội tôi ở Huế có ba phần: ở giữa cao là di ảnh ông bà cố và về sau này là ông bà nội, một bên là những người con của ông bà nội từng theo lính giải phóng quân, bên kia là những người con khác từng đi lính Việt Nam Cộng hòa.
Bà nội tôi mắt yếu, những năm cuối cùng mắt mờ đi, tôi nghĩ có phần là hậu quả bà đã khóc qua năm tháng theo những đứa con nằm xuống trong chiến tranh.
Trước sân nhà có hai hàng cau và một lối đi nhỏ ra cổng. Tôi mường tượng hình ảnh ông bà tôi đã từng có những lần đứng ở cổng vẫy tay tiễn các con đi chiến trận, cũng ở đó là hình dáng ông bà chiều chiều bắc ghế ngồi trước hiên nhà nhìn xa xăm chờ ngày về của con cái, và cũng ở đó chứng kiến cảnh đầu bạc khóc đầu xanh trong nỗi đau khôn cùng.
Chỉ những đất nước từng trải qua chiến tranh như Việt Nam mới hiểu hết nỗi chờ đợi dài đằng đẵng của những người vợ, người mẹ khi chồng con đi biền biệt. "Chiều hoang tím có chiều hoang biết. Chiều hoang tím tím thêm màu da diết" (Hữu Loan).
Thân phận phụ nữ thời chiến ai cũng giống nhau, mạ tôi tiếp nối bà nội. Ba tôi "cưới nhau xong là đi", mỗi lần về phép là một lần mạ tôi bụng mang dạ chửa.
Tôi nghĩ những năm tháng đó ba tôi cũng mang theo nỗi lo người vợ ở nhà sinh nở không biết ra sao và những đứa con ra đời có lành lặn hay không. Mạ ở nhà một tay nuôi lo đàn con.
Một lần, trên đường tất tả đi bộ về nhà trước giờ giới nghiêm, một trái lựu đạn nổ sát chân mình, may mắn mạ chỉ bị thương ở gót chân.
Thế hệ của mạ có may mắn hơn là chỉ phải chờ chồng, và may mắn hơn nữa là ba tôi trở về, có ngày trùng phùng, không phải trải qua cảnh buồn bã như nội "ngồi bên mộ con đầy bóng tối".
Chuyện gia đình tôi không phải chuyện lạ. Có mấy lần phóng viên có nhã ý viết về câu chuyện những người con bên này, bên kia của ông bà nội, tôi từ chối, vì hầu như các gia đình ở miền Nam đều ít nhiều có cảnh ngộ tương đồng. Gia đình tôi còn ít phải trải qua niềm đau xót so với nhiều gia đình khác.
Tôi từng đến các nghĩa trang liệt sĩ khắp đất nước, cứ ngẫm nghĩ đằng sau mỗi bia mộ là bao nhiêu nỗi đau. Tôi từng về thăm mẹ Thứ ở Quảng Nam khi mẹ còn sống. Về sau, mỗi lần nhìn tấm ảnh của Vũ Công Điền chụp mẹ Thứ mắt nhòa ngồi trước hàng nến chín ngọn tượng trưng cho chín người con không về, tôi nghĩ không biết có bao nhiêu người mẹ khác như mẹ Thứ ở dải đất chữ S này.
Trong mấy chục năm hòa bình, dù đã đủ đầy, mạ tôi vẫn không bỏ bất cứ một thức ăn thừa nào, cứ ăn hôm nay không hết thì để ngày mai. Đó là thói quen tiết kiệm từ nhỏ, vì "bỏ đi phí, ngày xưa không có mà ăn". Ngày xưa là hai từ mạ nhắc nhiều nhất, lặp lại dường như mỗi ngày.
Điều đặc biệt là khi nhắc chuyện ngày xưa - từ những năm tháng đạn pháo đến những năm tháng dài thiếu đói khoai sắn độn cơm, mạ chỉ nhắc nhớ chứ không phàn nàn, than thở. Thỉnh thoảng, mạ lại cười ha ha, không ngờ mình đã vượt qua được.
Người Việt đi qua chiến tranh và gian khó khi nhìn lại đều như mạ. Không ngờ nổi sức chịu đựng, chịu thương chịu khó ở đâu mà dẻo dai, bền bỉ đến như vậy trong những tấm thân nhỏ bé, gầy guộc, bữa đói nhiều hơn bữa no.
Thoắt đã 50 năm hòa bình, ông bà nội không còn, ba mạ cũng về miền mây trắng, nhiều lúc tôi nghĩ nếu không có chiến tranh, gia đình tôi sẽ ra sao. Khó hình dung được với chữ "nếu", nhưng chắc chắn mạ sẽ không có vết thương ở gót chân, ba mạ không phải có những năm tháng chia ly, bàn thờ nhà nội những người con sẽ mặc chung một màu áo...
Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, thời gian như con tuấn mã chồm lên băng băng lao về trước, tiến thẳng tới cái ngày mà có lẽ không người Việt nào quên được. Ngày thứ Tư 30-4-1975.
Trong khoảng thời gian vài mươi ngày, các biến chuyển trên chiến trường và chính trường đã cho thấy rất rõ rệt rằng miền Nam sẽ mất. Những người quen biết bình thường của gia đình tôi chia làm hai nhóm: nhóm hối hả lo thu xếp vé máy bay chạy khỏi Việt Nam và nhóm bình thản quan sát thời cuộc. Nhóm sau đông hơn nhóm trước rất nhiều.
Ngày 29-4 chiến sự có vẻ im lìm, nhưng nội đô trở nên náo loạn. Người ta đổ xô về bến Bạch Đằng và tòa đại sứ Mỹ, giành giựt tìm một chỗ ra đi.
Sáng 30-4 tin tức đua nhau dội về. Hẻm trước, hẻm sau nhà tôi, ơi ới tiếng bà con truyền tin bằng loa miệng.
Từ sáng sớm:
"Mấy ổng đang xuống từ Củ Chi".
"Mấy ổng tới Bà Quẹo".
"Mấy ổng tới ngã tư Bảy Hiền", "Mấy ổng tới Bình Chánh", "Mấy ổng tới Phú Lâm"...
Trưa trưa hơn một chút:
"Xe tăng mấy ổng tới Hàng Xanh", "Xe tăng mấy ổng đang chạy về Thị Nghè", "Xe tăng trên đường Hồng Thập Tự từ Sở thú hướng về dinh Độc Lập".
"Mấy ổng đang quẹo vô dinh Độc Lập. Thôi rồi, hết rồi!".
Các sự việc tiếp theo của buổi sáng hôm đó chỉ còn là chính thức hóa việc chấm dứt chiến tranh. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh.
Một số người hốt hoảng. Tuy nhiên đa số các gia đình trong xóm quan sát một cách im lìm và có phần bình tĩnh.
Đến xế trưa 30-4-1975, mọi người đã bắt đầu mở cửa hỏi thăm nhau. Người Sài Gòn đã quen với các cơn binh biến, nên đa số mọi người tạm an tâm về sự thay đổi mà họ chưa hiểu hết.
Tối đó ba tôi họp gia đình.
Ba tôi: "Ba thấy họ chiếm thành phố như vậy là được. Cuộc chiến này lớn lắm, dài lắm, bây giờ kết thúc được êm thấm như vầy là rất tốt. Dù sao đất nước thống nhất là điều mừng nhất!".
Má tôi: "Người dân không ai muốn cuộc chiến kéo dài. Bây giờ thì ba má có thể yên tâm rằng thế hệ các con sẽ sống một cuộc đời sung sướng hơn đời của ba má".
Trong niềm hy vọng và nỗi lo ngại như vậy về tương lai xa, gia đình tôi cũng nhận thấy rằng sự tiếp quản nhìn chung diễn ra suôn sẻ, chính quyền mới tỏ rõ thiện chí ngăn chặn cướp bóc, tái lập trật tự, ổn định xã hội.
Những ngày đầu tiên của tháng 5 năm 1975, phố xá vắng vẻ như những ngày Tết và mất đi vẻ tươm tất thường ngày. Cả một đội quân vài trăm ngàn người của chế độ miền Nam vừa rã ngũ ngày hôm trước, hôm nay không biết biến đâu mất tiêu.
Tôi lang thang đây đó trong Sài Gòn gặp những bãi rác ngổn ngang hàng trăm bộ đồ lính còn mới tháo ra quăng vội vã, hàng ngàn đôi giày bốt rất tốt nằm la liệt không ai thèm ngó, vô số mũ nồi chen bình toong nước lăn lóc chỏng chơ... Có khi gặp cả những khẩu súng bị tháo vụn với vài trái lựu đạn lăn ra lề đường.
Trên đường thỉnh thoảng gặp vài chiếc xe quân đội miền Bắc, vẫn còn che lá ngụy trang. Đâu cũng gặp mấy anh bộ đội hiền lành đang mở to mắt ngơ ngác nhìn quanh, quan sát, tò mò, tìm hiểu, thích thú.
Sự yên tâm cộng với cảm giác tốt ban đầu khiến phần ủng hộ lấn át phần chống đối, phần hăng hái lấn át phần thờ ơ. Điều chắc chắn là không còn chiến tranh.
--------------------------------------------------------------------------------
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận