Người tiêu dùng đang có những thay đổi về hành vi mua sắm vì dịch COVID-19 - Ảnh: N.BÌNH
Ngoài ra, sản phẩm chăm sóc nhà cửa cũng có cơ hội tăng trưởng khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà hơn ở nơi công cộng.
Theo cuộc khảo sát vừa được Infocus Mekong Research công bố, thương mại điện tử hiện chỉ chiếm 5% giá trị bán lẻ trong năm 2019, đến nay 76% người tiêu dùng mua sắm ít nhất 1 lần trong vòng 3 tháng qua và đạt mức tăng trưởng hơn 20% hằng năm.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, người tiêu dùng muốn tránh xa đám đông nhiều hơn, hạn chế đi đến siêu thị, trung tâm mua sắm, các dịch vụ trực tuyến vì thế sẽ ngày càng phát triển và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến dịch vụ của họ. Do đó, tăng trưởng trong ngành này sẽ có nhiều đột phá thời gian tới.
Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra du lịch - khách sạn, bán lẻ, kinh doanh ăn uống và sản xuất - hậu cần là những ngành hiện đang bị thiệt hại lớn. Đáng chú ý, những doanh nghiệp vốn phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng rõ ràng và nặng nề nhất.
Báo cáo cho biết trước khi dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, 70% người tiêu dùng Việt Nam đã kỳ vọng nền kinh tế đất nước năm 2020 sẽ tốt hơn năm 2019. Những mối lo ngại và quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng là ô nhiễm môi trường (53%), sự thiếu hụt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe - giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng.
Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, nỗi lo lắng của người tiêu dùng hoàn toàn tập trung vào dịch COVID-19 và những tác động tiêu cực của nó đến hoạt động kinh doanh, kinh tế, thương mại...
Theo Infocus Mekong Research, sự thay đổi quan điểm đột ngột như vậy là chưa từng xảy ra. Ngay cả với dịch SARS bùng phát vào năm 2003 cũng có thể được mô tả chỉ như một cú hích đối với niềm tin người tiêu dùng Việt Nam.
Với khảo sát về niềm tin kinh doanh tại Việt Nam của công ty này được thực hiện quy mô 242 vị giám đốc điều hành (CEO), chủ doanh nghiệp,... nhóm thực hiện ghi nhận sự sụt giảm nhiều về triển vọng của giới doanh nghiệp trong năm 2020 so với năm trước đó, chủ yếu là do dịch bệnh COVID-19.
Vào thời điểm tháng 12-2019, các doanh nghiệp được khảo sát cũng thể hiện sự lạc quan vào triển vọng nền kinh tế năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay 84% các doanh nghiệp tham gia khảo sát đề cập nhiều đến ảnh hưởng khá tiêu cực của dịch bệnh tới hoạt động của doanh nghiệp trong năm nay.
Khi được hỏi về những mối quan tâm lo ngại nhất trong năm nay của các nhà quản lý cấp cao thì câu trả lời đa số cho biết họ dành nhiều quan tâm về các tác động của COVID-19 đến doanh nghiệp cùng sự chững lại của kinh tế thế giới và Việt Nam, trong khi so với năm trước, vấn đề môi trường vốn được nhiều doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
Các doanh nghiệp ước tính mức doanh thu so với ngân sách ban đầu được ghi nhận ở mức giảm 13,48%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận