Ngành công tác xã hội là gì?
là gì thường là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm khi chọn nghề. Đây là ngành có nhiệm vụ đặc biệt so với những ngành nghề khác vì người làm công tác xã hội có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cuộc sống.
Đối tượng cần giúp đỡ có thể là người khuyết tật, trẻ em, người già, người có bệnh nan y, người nghèo…
Với mục tiêu giúp những nhóm người này có thể sống tốt và hòa nhập với cộng đồng, ngành công tác xã hội mang một sứ mạng nhân văn, nhân ái và giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội.
Ngành công tác xã hội hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn được sống bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng (Nguồn: Internet)
Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì?
Một số bạn vẫn còn băn khoăn học ngành công tác xã hội ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc các tổ chức nhà nước như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, cán bộ ủy ban các cấp, cơ quan bảo hiểm xã hội... Một số vị trí thuộc ngành công tác xã hội phổ biến như:
● Chuyên viên công tác xã hội trong trường học, bệnh viện
● Nhân viên công tác xã hội trong các doanh nghiệp, các tổ chức phi chi phủ
● Nhân viên công tác xã hội gia đình, bảo vệ bà mẹ và trẻ em
● Cán bộ truyền thông xã hội của xã thôn
● và cung cấp dịch vụ xã hội
● dự án phát triển cộng đồng xã hội
● Giảng viên tại các trường cao đẳng về chuyên đề công tác xã hội
Sau tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận vị trí nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện (Nguồn: Internet)
Tố chất cần có khi học ngành công tác xã hội
Nhân viên ngành công tác xã hội phải có kiến thức xã hội, chuyên môn về tâm lý. Bên cạnh đó, nếu bạn sở hữu những sau đây thì rất phù hợp để làm việc trong lĩnh vực này:
● Có trí tuệ cảm xúc cao: điều này được thể hiện qua sự đồng cảm, bao dung, nhạy cảm với hoàn cảnh của người khác. Từ đó bạn mới có động lực hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ người khó khăn.
● Tính kiên nhẫn: Giúp người là điều không đơn giản mà đòi hỏi cả một quá trình. Có những người hợp tác với bạn nhưng có những người mang tâm lý tự tin rất khó để có thể giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Do đó, người làm trong ngành công tác xã hội phải có sự kiên trì và nhẫn nại mới có thể gắn bó lâu dài với công việc này.
● Khả năng lắng nghe: Lắng nghe và nắm bắt thông tin, xác định nhu cầu của khách hàng hay đối tượng cần giúp đỡ là gì. Ngoài ra biết lắng nghe sẽ giúp bạn đặt câu hỏi đúng trọng tâm để có thể khai thác tốt thông tin từ họ.
● Khả năng giao tiếp: Bạn phải giao tiếp trực tiếp với rất nhiều nhóm người như: đối tượng cần giúp đỡ, đồng nghiệp, các cơ quan khác… Sở hữu khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc hơn.
Bên cạnh những tố cần nổi bật trên bạn cũng cần có sức khỏe tốt, sẵn sàng có thể đi xa gia đình, tính trung thực,...
Ngoài kiến thức chuyên môn, người làm công tác xã hội cần có: EQ cao, tính kiến nhẫn, trung thực, biết lắng nghe… (Nguồn: Internet)
Mức lương ngành công tác xã hội
Tùy vào kinh nghiệm cũng như nơi bạn làm việc, tương lai ngành công tác xã hội sẽ có mức lương khác nhau. Nhìn chung mức thu nhập tương đối ổn định, giao động từ 7 - 8 triệu đồng/ tháng.
Nếu bạn là việc cho các tổ chức nước ngoài thì thu nhập cao hơn so với con số trên.
Bên cạnh mức lương chính bạn còn được hưởng các chế độ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… hay các phúc lợi khác tùy vào từng tổ chức. Để tham khảo mức lương ngành công tác xã hội và nhiều ngành nghề khác, hãy truy cập vào VietnamSalary.vn.
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận