Ngành công nghiệp trọng điểm là gì?
Ngành công nghiệp trọng điểm tiếng Anh là Key Industry, là ngành công nghiệp giữ vai trò gắn liền với sự phát triển kinh tế quốc gia.
Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao về giá trị sản lượng và ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp khác. Mỗi quốc gia có các ngành công nghiệp trọng điểm riêng và có các kế hoạch, phương án phát triển lâu dài đảm bảo nó luôn là thế mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Các ngành công nghiệp then chốt ở Việt Nam hiện nay là: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí, năng lượng; sản xuất hàng tiêu dùng... Đây là một số ngành quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước và có tác động lớn đến những ngành khác.
Ngành công nghiệp trọng điểm giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia (Nguồn: Internet)
Một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta
Các ngành công nghiệp có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội ở nước ta như sau:
Công nghiệp năng lượng
Năng lượng có ảnh hưởng đến tất các các ngành kinh tế, phục vụ cho mọi nhu cầu hoạt động của xã hội. Thiên nhiên đã ưu ái cho Việt Nam có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú từ biển rộng đến rừng xanh như: than, dầu khí, thủy năng... Vì thế ngành công nghiệp năng lượng được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
Trữ lượng than đá được dự báo khoảng 7 tỉ tấn phân bổ tập trung ở Quảng Ninh, hàng chục tỷ tấn than nâu ở đồng bằng sông Hồng và than bùn tập trung phân bổ nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
với trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn và khoảng 300 tỉ m3 khí. Hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn thủy năng lớn tập trung nhiều ở hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai...
Những ưu ái lớn từ thiên nhiên đã tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cùng với những chính sách khai thác, bảo tồn lâu dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng của quốc gia.
Công nghiệp chế biến thực phẩm
Ngành công nghiệp là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam vì nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu hàng trăm triệu tấn gạo, cà phê, thủy sản,... Với vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt thủy hải sản, đem lại nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Công nghiệp chế biến thực phẩm còn giúp phát triển giúp việc canh tác, nuôi trồng của nông dân được đẩy mạnh, tạo nguồn thu nhập ổn định, lâu dài từ đó đời sống của nông dân được cải thiện và phát triển hơn.
Không những chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu các ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động khắp cả nước.
Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam (Nguồn: Internet)
Công nghiệp dệt may
Công nghiệp thuộc nhóm ngành hàng sản xuất tiêu dùng quan trọng của nước ta, công nghiệp dệt may phát triển nhờ ưu thế về lao động giá rẻ, lực lượng dồi dào ở khắp cả nước. Các sản phẩm của ngành dệt may với chất lượng tốt đã có mặt khắp nơi trên thế giới và được sự tin dùng của nhiều nước vì thế dệt may là mặt hàng xuất khẩu đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế nước ta.
Các trung tâm dệt may lớn ở nước ta tập trung chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,.. cần tập trung đầu tư máy móc, kỹ thuật và chế độ đãi ngộ cho người lao động tốt hơn để tạo sự gắn bó, làm việc lâu dài hơn.
Một số ngành công nghiệp nặng khác
Công nghiệp là ngành có cơ cấu sản phẩm đa dạng thường tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn để thu hút lao động.
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tập trung các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long với nguồn nguyên liệu dồi dào.
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận