Phóng to |
Ông Phạm Thanh Quang - Ảnh: L.Thanh |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Quang cho biết:
- Dự kiến sang tháng 5, Bianfishco sẽ hoạt động trở lại với việc trước mắt sẽ sản xuất gia công cho các nhà xuất khẩu khác. Chỉ lấy công làm lãi để tạo công ăn việc làm và thu nhập cho 3.000 công nhân.
Có hai phương án đưa Bianfishco hoạt động trở lại. Thứ nhất, DATC tìm nhà đầu tư để bán Bianfishco. Hiện có một số nhà đầu tư Mỹ, Nhật Bản... quan tâm đến Bianfishco. Họ đều đánh giá đây là công ty có công nghệ hiện đại, tiềm năng kinh tế lớn. DATC sẽ đứng vai trò trung gian để dàn xếp, hướng là sẽ tham gia một phần.
Thứ hai là DATC tư vấn, làm đơn vị trung gian, đưa ra giải pháp để Bianfishco và các chủ nợ (hầu hết là các ngân hàng) thương thảo với nhau trên tinh thần cùng nhau hợp tác để doanh nghiệp (DN) hoạt động trở lại và có nguồn để trả nợ. Nếu chủ nợ nào muốn bán phần nợ mà Bianfishco vay thì DATC sẽ mua. Hiện tổng nợ của Bianfishco khoảng 1.500 tỉ đồng, riêng nợ các ngân hàng chừng 1.000 tỉ đồng. Còn tổng tài sản của Bianfishco qua đánh giá sơ bộ là 2.000 tỉ đồng.
Cần khoanh nợ, giãn nợ cho Bianfishco Tôi đã làm việc với các ngân hàng và cho rằng cần phải khoanh nợ, giãn nợ cho Bianfishco. Tuy nhiên, trước đây tình hình rất căng thẳng khi có thông tin một số đối tượng muốn thôn tính Bianfishco qua việc mua lại nợ của các ngân hàng. Nếu điều này xảy ra thì rất nguy hiểm vì họ sẽ bán kiếm lời sau khi thâu tóm được DN này. Như thế, sẽ gây thiệt hại rất lớn cho DN cũng như các chủ nợ và người lao động. Tuy nhiên, sau khi DATC vào tư vấn và làm việc với các ngân hàng thì hiện tượng này đã gần như không còn. |
- Giữa chủ nợ và DN mà không thiện chí hợp tác giải quyết, thống nhất được giá trị các khoản nợ thì việc cơ cấu lại DN có thể kéo dài hàng năm. Thật ra DN phải tự cứu mình, phải cơ cấu lại nợ. Song phần lớn quyết định việc cơ cấu nợ của DN lại phụ thuộc vào ngân hàng, tức là các chủ nợ. Do vậy, DN và ngân hàng phải ngồi lại với nhau để cùng giải quyết. Nếu không “trạng chết chúa cũng băng hà”, DN chết thì ngân hàng cũng khó.
* Theo ông, mời cổ đông mới là hướng để cơ cấu lại Bianfishco?
- Cơ cấu lại cổ đông, rồi mời cổ đông chiến lược vào, mời các chủ nợ cùng tham gia. Sau khi cơ cấu lại sẽ để các DN có kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản tham gia điều hành trực tiếp. Tuy nhiên, cả hai phương án muốn thành công cần phải có cổ đông mới có năng lực thật sự và am hiểu về thủy sản.
Tôi biết hiện cũng có nhóm nhà đầu tư trong nước là các DN thủy sản muốn thông qua các quỹ đầu tư để tham gia Bianfishco. Hiện có nhà đầu tư nước ngoài đã trả 120 triệu USD cho cả công ty này.
* Từ câu chuyện của Bianfishco, quan điểm của ông như thế nào về quan hệ giữa ngân hàng và DN?
- Kinh tế khó khăn lộ ra nhiều vấn đề. Không chỉ Bianfishco mà hầu hết DN của ta đều dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Khi ngân hàng không cho vay là DN bí ngay.
Có rất nhiều vấn đề ở đây. Về phía DN, quản trị của công ty quá kém, không đánh giá được khả năng của mình mà chỉ dựa vào vốn vay đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Như Bianfishco nói thẳng là đầu tư quá hoành tráng đã gây hậu quả thua lỗ dẫn đến phá sản. Còn về phía các ngân hàng, lỗi cũng rất rõ ràng. Nếu anh thẩm định tốt thì chắc chắn sẽ không có chuyện giải ngân để DN mua xe 20 tỉ đồng. Đến khi thấy DN có vấn đề thì ngân hàng chỉ lo chăm chăm thu nợ.
Thực tế, trước đây ngân hàng giải ngân chỉ đánh giá vào tài sản thế chấp của khách vay là chính chứ hầu như không đánh giá vào hiệu quả kinh doanh của dự án. Trước đây, khi DN làm ăn tốt thì ông đã hưởng lợi rất lớn nên khi DN khó khăn thì ông phải có trách nhiệm chia sẻ chứ.
* Quan điểm của ông như thế nào về việc có rất nhiều DN, đặc biệt là các DN tư nhân, đang cần sự giải cứu của DATC?
- DATC được thành lập với mục tiêu xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi DN nhà nước. Còn đối với DN tư nhân, DATC thường là tư vấn tái cơ cấu DN. Tuy nhiên, phải khẳng định việc tham gia của DATC vào Bianfishco đơn thuần là quan hệ giữa DN với DN. Cho đến nay, việc mua lại nợ của các DN tư nhân là rất ít, hiện chúng tôi chưa có thống kê đầy đủ.
Qua theo dõi, chúng tôi thấy khu vực tư nhân cũng rất muốn được xử lý bán lại nợ. Tuy nhiên, hiện nay chính sách còn nhiều bất cập, DATC không thể mở rộng vì sợ vượt trần, chỉ xử lý nợ của các DN nhà nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận