Phóng to |
* Phớt lờ việc đánh nhau của trẻ: Nếu đó chỉ là đụng chạm nhẹ với nhau, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Không bênh vực riêng ai: Khi buộc phải “trừng phạt” nên đối xử với chúng như nhau, không bênh vực hẳn cũng như không la mắng riêng một đứa nào. Cực chẳng đã mới dùng đến roi vọt.
* Khích lệ và khen trẻ khi chúng hoà thuận với nhau: Hãy khen trẻ rằng chúng thật giỏi và ngoan biết bao khi sống hoà thuận với anh chị em mình. Trẻ có thể nghe rồi quên đi, nhưng lời khen này rất quan trọng. Hãy lưu tâm đến trẻ khi chúng hành xử tốt như chúng ta yêu cầu.
* Hạn chế đấu khẩu và tranh cãi “tay chân” với nhau: Trẻ học cách chung sống hoà thuận từ cha mẹ chúng. Đừng mong chờ trẻ hành xử tốt, nếu người lớn không làm gương cho chúng.
* Tạo một môi trường sống hoà thuận: Cả bố và mẹ phải chung sức xây dựng một gia đình có không khí thuận hoà giữa các anh chị em. Dạy trẻ rằng sống thuận hoà, hợp tác với anh chị em là điều rất quan trọng. Cần tránh không cho trẻ chơi những trò chơi hoặc những hoạt động kích thích đánh nhau.
* Dạy trẻ biết hoà giải: Nói chuyện với trẻ về việc đánh nhau khi trẻ đã bình tĩnh trở lại và cởi mở với cha mẹ. Hỏi xem trẻ có sự chọn lựa nào khác tốt hơn việc đánh nhau với anh chị em không. Giúp trẻ động não suy nghĩ để nghiệm ra điều này.
* Kềm chế phản ứng trước trò đánh nhau: Khi phải can thiệp vào, cần giữ thái độ điềm tĩnh. Nổi nóng và mất bình tĩnh đối với trẻ, thật ra chúng ta càng làm cho trẻ có khuynh hướng tức giận và sẽ... đánh nhau nhiều hơn.
* Hãy yêu trẻ nhiều hơn: Hãy biểu lộ tình yêu thương như nhau đối với trẻ qua lời nói, và quan trọng hơn, là bằng hành động. Những đứa trẻ cảm thấy mình được yêu thương công bằng thường ít có khuynh hướng gây sự đánh nhau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận