Ngắm "thực vật ăn mặn" qua ống kính macro

TTCT - Thực vật ăn thịt là tên gọi chỉ những thực vật tìm một phần nguồn dinh dưỡng bằng cách bẫy và ăn các loài động vật như sâu bọ hoặc động vật chân đốt.

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam qua ống kính Macro: THỰC VẬT ĂN… MẶN - Ảnh 1.

Xác của con mồi bị tiêu hóa gần hết

Charles Darwin đã viết Cây ăn côn trùng, chuyên luận nổi tiếng đầu tiên về thực vật ăn thịt, vào năm 1875. Theo đó, thực vật ăn thịt được cho là đã tiến hóa độc lập sáu lần trong năm đơn bộ khác nhau của thực vật có hoa. Chúng gồm khoảng 630 loài thu hút và bẫy con mồi, sản xuất các enzym tiêu hóa, và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Thực vật ăn thịt là tên gọi chỉ những thực vật tìm một phần nguồn dinh dưỡng bằng cách bẫy và ăn các loài động vật như sâu bọ hoặc động vật chân đốt. Thực vật ăn thịt thích nghi để phát triển ở những nơi đất nghèo chất dinh dưỡng.

Theo Trung tâm dữ liệu thực vật VN, các loài thực vật "ăn mặn" của VN chưa được thống kê đầy đủ, nhưng có 2 họ được biết đến nhiều nhất là Bắt ruồi Droseraceae (3 loài) và họ Nắp ấm Nepenthaceae (3 loài). 

Trên thực tế, những người yêu thích các loài cây ăn thịt ở VN đã sưu tập khá nhiều loài nhập từ nước ngoài về khi phong trào chơi cây ăn thịt ở VN phát triển rầm rộ từ hơn chục năm qua và nay vẫn rôm rả. 

Nhưng có một điều thú vị: nhiều người trồng cây ăn thịt đã chăm bón quá kỹ lưỡng, khiến chúng mất khả năng săn mồi. Nói chính xác hơn, khi chúng no đủ thì sẽ không "đi kiếm ăn" nữa, đúng như các nhà khoa học đã kết luận, rằng khả năng săn mồi là để chúng thích nghi ở những nơi đất đai cằn cỗi.

Những bức ảnh này cho thấy hai loài cây ăn thịt tiêu biểu thường thấy ở VN là Nắp ấm và Gọng vó. Quan sát các loài cây ăn thịt bằng ống kính macro, bạn sẽ thấy được vẻ đẹp lung linh "chết người" của nó, đặc biệt là khi bắt được mồi và tiêu hóa.

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam qua ống kính Macro: THỰC VẬT ĂN… MẶN - Ảnh 3.

Cây gọng vó bắt mồi bằng cách tiết ra những giọt kết dính như keo, côn trùng nhỏ đậu vào sẽ bị dính lại, các sợi râu có keo sẽ co lại giữ chặt con mồi

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam qua ống kính Macro: THỰC VẬT ĂN… MẶN - Ảnh 4.

Cây gọng vó (drosera burmannii), chụp tại Cầu Đất (Lâm Đồng)

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam qua ống kính Macro: THỰC VẬT ĂN… MẶN - Ảnh 5.

Một nắp ấm non, mọc ra từ lá

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam qua ống kính Macro: THỰC VẬT ĂN… MẶN - Ảnh 6.

Côn trùng chui vào ấm và cố thoát ra, bị dính dịch tiêu hóa của cây

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam qua ống kính Macro: THỰC VẬT ĂN… MẶN - Ảnh 7.

Cây nắp ấm còn non, có phần lá trên ấm. Khi trưởng thành chúng hé phần lá ra, con mồi bị hấp dẫn bởi mùi hương của cây tiết ra, bò vào và không thể ra do phía trong rất trơn, dưới đáy ấm có chất tiêu hóa con mồi.

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam qua ống kính Macro: THỰC VẬT ĂN… MẶN - Ảnh 2.

Cây nấp ấm, ảnh chụp ở Trại Mát (Lâm Đồng) và Bình Châu, Phước Bửu. Chúng mọc ven triền đồi, nơi có ít chất dinh dưỡng từ đất, nhưng khá nhiều côn trùng nhỏ

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận