Theo ông, ngày càng có nhiều trung tâm giáo dục quốc tế xuất hiện tại thành phố và tôi tin rằng lĩnh vực giáo dục của TP.HCM sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Ông nói: "Một trong những điều khiến tôi ngạc nhiên là ngay cả những học sinh tiểu học tại TP.HCM cũng có thể nói tiếng Anh rất tốt.
Tại Nhật, chúng tôi bắt đầu học tiếng Anh từ cấp II đến đại học, nhưng tỉ lệ những người có thể nói tiếng Anh thông thạo không nhiều. Vì vậy, tôi cho rằng thành phố nên tiếp tục tập trung vào công việc dạy ngoại ngữ cho học sinh.
Ngoài ra, tôi nghĩ cũng nên chú trọng đưa vào chương trình giáo dục các môn STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Những môn này sẽ rất cần thiết cho các thế hệ tương lai, bởi thời gian tới sẽ là kỷ nguyên của phát minh, sáng kiến. STEM sẽ trở thành những kỹ năng căn bản, thiết yếu của bất cứ người nào muốn sáng tạo về khoa học kỹ thuật.
Tập trung vào giáo dục, đầu tư vào tương lai cho thế hệ trẻ là một trong những cách giúp TP.HCM nâng cao vị trí trên thế giới và đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á |
Ông Yoshitaka Ohara |
Hơn nữa, đối với trẻ em, hãy cho chúng học cách bước ra khỏi “phạm vi an toàn” như cách giáo dục từ trước đến nay. Giáo viên và phụ huynh hãy để bọn trẻ tự trải nghiệm và tìm ra niềm đam mê của chúng, thay vì đi theo lối mòn bằng cách chỉ khuyến khích chúng vào trường tốt, trở thành học sinh giỏi.
Tại Nhật, chúng tôi từng rất thành công với phương pháp giáo dục “an toàn” này. Xã hội Nhật có cả một thế hệ những người biết vâng lời và làm theo yêu cầu của người khác một cách xuất sắc, nhưng lại không có tư duy phản biện và sự năng động... Ngày nay, thế giới cần những người biết sáng tạo và việc giáo dục theo cách xưa cũ sẽ khiến bạn bị thụt lùi trên trường quốc tế.
Tôi hi vọng TP.HCM dù phát triển nhưng vẫn giữ được những nét riêng, đặc biệt về văn hóa. Tôi từng đi nhiều nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Philippines và nhận thấy các nước này dần trở nên giống nhau.
Có quá nhiều thương hiệu thức ăn nước ngoài tấn công các thị trường mới nổi, trong đó có TP.HCM. Dần dà ngay cả văn hóa ẩm thực cũng bị toàn cầu hóa. Vì vậy tôi rất mong TP.HCM hãy tìm ra một biểu tượng văn hóa đặc trưng và cố gắng gìn giữ nó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận