Ông Alexei Navalny được điều trị tại Đức sau khi bị trúng độc - Ảnh: REUTERS
Trước đó, Pháp và Đức ngày 8-10 cho biết sẽ đề xuất các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga về vấn đề này.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng việc trừng phạt không liên quan đến vụ đầu độc ông Navalny.
"Các biện pháp trừng phạt, danh sách ngăn chặn, các biện pháp hạn chế, chúng luôn dẫn đến một điều trong quan hệ quốc tế là các biện pháp đáp trả. Vấn đề là họ muốn gì. Nếu muốn biết sự thật thì các biện pháp trừng phạt giúp ích gì?", Hãng tin Sputnik dẫn lời bà Zakharova nói.
Trong tuyên bố ngày 8-10, ngoại trưởng Pháp và Đức cho biết sẽ đề xuất các biện pháp trừng phạt chung với Nga do không nhận được câu trả lời thỏa đáng về vụ đầu độc ông Navalny hồi tháng 8-2020.
Ông Navalny, 44 tuổi, bất tỉnh trên chuyến bay tại Siberia vào tháng trước. Ông được đưa đến Đức điều trị trong tình trạng hôn mê. Chính phủ Đức cho biết các xét nghiệm cho thấy nhà chính trị Nga bị đầu độc bằng chất độc thần kinh novichok và các nước phương Tây đã đòi Matxcơva giải thích vụ việc.
Nga phủ nhận có liên quan cũng như từ chối mở cuộc điều tra.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói rằng việc đối thoại với Nga không đồng nghĩa với việc nhẹ tay với Matxcơva. "Nó không có nghĩa là từ bỏ mục tiêu của chúng ta nhằm xây dựng một lục địa hòa bình. Ngược lại, nó nhằm bảo vệ mục tiêu này thông qua việc khẳng định sự cứng rắn", ông Le Drian nói về việc trừng phạt Nga.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng cho rằng quốc tế cần phản ứng vụ đầu độc ông Navalny, cho rằng không nên coi vụ việc là xung đột giữa Nga và Đức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận