29/06/2012 08:09 GMT+7

Ngã nón chào Pirlo

SĨ HUYÊN thực hiện
SĨ HUYÊN thực hiện

TTO - Vừa bình luận trực tuyến cùng TTO, HLV Trần Minh Chiến không ít lần xuýt xoa, bày tỏ sự bất ngờ khi chứng kiến Ý chơi quá hay trước Đức ở trận bán kết II.

JGNmQ6Lp.jpgPhóng to
Ở tuổi 33, Pirlo vẫn rất thanh xuân, là cảm hứng cho chiến thắng của Ý - Ảnh Getty

Tin bài liên quan<?xml:namespace prefix = o />

Q6h6KR9u.jpg

sEfr559c.jpg

WFCbF824.jpg

EHrRt5RF.jpg

Aftztk14.jpg

Cựu tiền đạo một thời của bóng đá Việt Nam cho rằng: “Không gì đầy đủ ý nghĩa nhất khi trận đấu này kết thúc là hai từ bất ngờ. Không bất ngờ sao được khi một chục người được hỏi thì tám người chọn Đức thắng. Hai ý kiến còn lại chính là... nhà cái và người làm cò…”.

* Trong bài viết dự đoán trước trận bán kết II, anh cho rằng cửa thắng của Ý là cực hẹp. Cuối cùng, người Ý hiên ngang đi qua cổng chính chứ không phải là cửa hẹp?

Một bất ngờ lớn cho giải. Nhưng đó là chiến thắng xứng đáng, đầy thuyết phục. Chiến thắng của Ý đưa lối chơi tấn công lên ngôi, xoa dịu đi phần nào nỗi thất vọng trước lối đá phòng ngự quá thực dụng mà rất nhiều đội đua nhau áp dụng. Bóng đá đôi khi cũng rất cần sự đột biến như vậy để cho người xem ngẩn ngơ, tiếc nuối hay vỡ òa ra với niềm hạnh phúc.

Ý đi qua cửa hẹp, theo cách nói của tôi, không phải là may mắn mà chiến thắng đến từ bản lĩnh, biết cách khoét sâu vào sự lủng củng nơi hàng tiền vệ - điểm mạnh nhất của Đức - bằng lối chơi hợp lý. Cụ thể là đưa De Rossi lên đá sát Pirlo để hỗ trợ khi một trong hai người bị phong tỏa. Sự vận hành nhịp nhàng của bộ đôi này đã đưa hàng tiền vệ bốn người của Ý qua mặt năm tiền vệ của Đức. Số lần sút cầu môn của Ý không nhiều (10 lần) so với Đức (15 lần), nhưng tình huống nguy hiểm thì Ý nhiều hơn. Và lẽ ra bàn thắng phải nhiều hơn con số hai.

* Theo anh, đâu là dấu ấn của HLV Pradenlli trong trận cầu quyết định này?

Ở góc nhìn của mình, tôi cho rằng sự khác biệt giữa Ý ở vòng bảng và từ tứ kết trở đi là sự vận hành nhịp nhàng hơn, hiểu ý nhau hơn, tấn công đa dạng và biến hóa với độ sắc sảo cao hơn.

Chỉ có HLV trưởng mới làm được điều đó, và không phải từ khi Euro diễn ra mà là quá trình chuẩn bị dài hơi từ vòng loại Euro. Nếu không có sự chuẩn bị như vậy thì làm gì có một đội Ý nhuần nhuyễn, mềm mại, đầy nguy hiểm như chúng ta vừa xem xong trận bán kết.

Một điểm đáng khâm phục HLV Prandelli là đề ra lối chơi thích hợp, không băm bổ nhưng vẫn làm chủ được trận đấu, nhất là hiệp hai, dù rằng họ có ít hơn Đức hai ngày nghỉ sau vòng bảng, và vừa mài mòn thể lực sau 120 phút trước đội Anh ở tứ kết.

* Liệu rằng HLV Loew có chủ quan không khi không cắt cử người đeo sát Pirlo?

Đức quá tự tin vào sức mạnh của hàng tiền vệ trẻ khỏe, sung mãn. Họ tin rằng sẽ làm chủ được trận đấu, buộc đối phương phải cuốn theo mình. Họ làm được điều đó vào khoảng chục phút đầu trận. Nhưng thời gian quá ít, vấp phải sự chống trả ngoan cường của Ý và dần để tuột thế trận vào tay Ý. Tóm lại, không phong tỏa được Pirlo - De Rossi và Montolivo, Đức gục ngã là chẳng oan tí nào.

Nào chỉ có hai đường chuyền tấn công và phản công sắc sảo để rồi Balotelli làm bàn, Pirlo xứng đáng được gọi là người hùng của trận đấu khi chính anh cứu cho Ý bàn thua trông thấy vào phút 5 sau quả đệm bóng cận thành của Hummels.

Thật không thể tin rằng ở tuổi 33, Pirlo lại có thể chơi bóng hừng hực, khỏe khoắn như một chàng trai ở độ tuổi đôi mươi. Vậy thì có thể gọi rằng đây là phát hiện thú vị nhất của Euro kỳ này hay không? Anh đã thành danh, nhưng giải đấu này đưa tên tuổi của anh bay cao hơn, vượt qua nhiều gương mặt được chờ đợi nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa khi cho rằng Pirlo là tiền vệ tấn công xuất sắc nhất giải, qua mặt cả cặp Xavi - Iniesta.

* Balotelli làm người Đức khóc hận với hai pha lập công đẹp mắt. Anh nói gì về chân sút này qua trận bán kết?

Chín cú sút về phía khung thành đội Anh ở tứ kết, nhưng không thành công. Ba lần dứt điểm về phía khung thành Đức thì Balotelli có tới hai lần làm nên chuyện. Vai trò của một trung phong là gì? Đơn giản chỉ là việc dứt điểm. Có thể bàn thắng không đến, song các pha dứt điểm ấy sẽ đặt hậu vệ và thủ môn đối phương vào thế bị đe dọa căng thẳng.

Chỉ một lần làm nên chuyện, tên tuổi của anh sẽ được nhắc mãi. Balotelli đã làm được điều đó trong trận bán kết bằng việc phối hợp nhịp nhàng cùng đồng đội - ở đây chính là Cassano, và tính chính xác, dứt khoát trong pha ghi bàn thứ nhì. Vẻ mặt lạnh lùng sau cú đúp bàn thắng đã nói lên tất cả.

* To, khỏe và còn rất trẻ, nhưng vì sao Balotelli lại bị chuột rút phải rời sân vào phút 70?

Chỉ còn cách trận chung kết vài chục phút - nếu đánh bại Đức. Rất có thể anh ta quá lo lắng, nghĩ ngợi quá nhiều về trận bán kết để làm sao khuất phục được ứng cử viên vô địch, nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, từ đó dẫn đến việc bị chuột rút. Đây là điều rất dễ bắt gặp đối với những cầu thủ trẻ, lần đầu đối mặt với trận cầu căng thẳng tại một giải đấu lớn lần đầu tiên trong đời cầu thủ chuyên nghiệp.

SĨ HUYÊN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên