Bên trong nhà máy điện hạt nhân đang tiếp tục được mở rộng ở Nga - Ảnh: C.V.K |
Tại diễn đàn, ông Sergey Kirienko đã công bố việc Nga đang phát triển các lò phản ứng nơtron nhanh “sử dụng chu trình nhiên liệu đóng” để làm điện hạt nhân. Công nghệ này với “chu trình đóng” sẽ giúp điện hạt nhân trở thành nguồn năng lượng xanh, không sinh chất thải.
Theo ông Sergey Kirienko, Nga đã khởi động lò phản ứng BN-800 và bắt đầu sản xuất nhiên liệu MOX. Công nghệ này sẽ đảm bảo an toàn năng lượng toàn cầu trong dài hạn vì uranium - 238 có thể sản xuất điện mà không phá hủy khí hậu và nhà máy điện hạt nhân sẽ không phát thải khí nhà kính.
Cũng theo ông Sergey Kirienko, tới năm 2030 tính riêng chỉ các nhà máy điện hạt nhân do Nga thiết kế và xây dựng trong và ngoài nước sẽ giúp giảm phát thải CO2 tới 2,4 tỷ tấn, tương đương với 80% lượng khí thải hàng năm từ ô tô trên toàn thế giới.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ, ông K.B. Komarov, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) thể hiện phía Nga sẵn sàng hỗ trợ VN xây dựng trung tâm nghiên cứu hạt nhân để chuẩn bị cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận cũng như sẵn sàng hỗ trợ VN trong phát triển nhà máy điện hạt nhân thế hệ 3 + có cải tiến để đảm bảo an toàn hơn sau sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima (Nhật Bản).
Cũng trong đợt tổ chức diễn đàn quốc tế về công nghiệp hạt nhân, phía Nga công bố đã ký hơn 30 thỏa thuận và biên bản ghi nhớ và theo ông Sergey Kirienko, Tổng giám đốc ROSATOM, các thỏa thuận Nga ký được có giá trị lên đến 10 tỷ đô la.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận