Nếu sáp nhập Đồng Tháp và Tiền Giang sẽ có ba thế mạnh và ba thách thức

Nếu tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang sáp nhập sẽ có rất nhiều thế mạnh và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội.

sáp nhập - Ảnh 1.

Sáp nhập hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang sẽ tạo ra một thực thể kinh tế với quy mô lớn hơn cả về dân số, diện tích và nguồn lực phát triển - Ảnh: THẾ KIỆT

Ba thế mạnh phát triển kinh tế

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế về Đồng bằng sông Cửu Long, nhận định khi sáp nhập Tiền Giang và Đồng Tháp sẽ có ba thế mạnh và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể ba thế mạnh đó là: Tạo lập không gian kinh tế rộng lớn, gia tăng năng lực cạnh tranh vùng; Phát huy thế mạnh công nghiệp, xuất khẩu và nông nghiệp hàng hóa; Tăng cường liên kết hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế biển - nông nghiệp - đô thị.

Tiến sĩ Hiệp giải thích: "Sáp nhập hai tỉnh sẽ tạo ra một thực thể kinh tế với quy mô lớn hơn cả về dân số, diện tích và nguồn lực phát triển. Điều này giúp thu hút đầu tư tốt hơn nhờ thị trường tiêu dùng mở rộng, quy hoạch phát triển nhất quán hơn và tạo điều kiện liên kết vùng hiệu quả.

Không gian này kết nối cả vùng Đồng Tháp Mười với cửa ngõ ven biển phía Đông (Gò Công, biển Tân Thành), tăng tính kết nối nông thôn - đô thị - biển.

Tiền Giang là địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (cùng với Long An), với thế mạnh về công nghiệp chế biến, thủy sản, dệt may, da giày.

Đồng Tháp là "vương quốc nông sản", với vùng nguyên liệu rộng lớn, đặc biệt là lúa gạo, cá tra, hoa kiểng và cây ăn trái.

Sự kết hợp này sẽ tạo chuỗi giá trị liên hoàn giữa vùng nguyên liệu và vùng chế biến, giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hỗ trợ - gia tăng giá trị xuất khẩu.

Vị trí địa lý mới sau sáp nhập sẽ giúp kết nối tốt hơn với các trục giao thông huyết mạch: cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ, quốc lộ 1, quốc lộ N2, hành lang ven biển, tuyến thủy sông Tiền.

Giao thương giữa vùng Đồng Tháp Mười và vùng biển Gò Công, kết nối TP.HCM sẽ được đẩy mạnh. Đồng thời tiềm năng phát triển đô thị - dịch vụ vùng ven biển Gò Công và hành lang sông Tiền có thể được khai thác mạnh mẽ.

sáp nhập - Ảnh 2.

Tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc Đồng Tháp và Tiền Giang đang dần hoàn thành - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ba thách thức lớn

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, khi sáp nhập hai tỉnh cũng có ba thách thức lớn: tổ chức lại bộ máy hành chính, đảm bảo chất lượng dịch vụ công; tâm lý cán bộ, ổn định bộ máy, đảm bảo sự đồng thuận; khác biệt về đặc điểm phát triển và văn hóa hành chính.

"Việc sáp nhập sẽ đặt ra yêu cầu điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp lại cơ quan quản lý, trụ sở, nhân sự, dễ dẫn đến chồng chéo hoặc gián đoạn trong cung cấp dịch vụ công. Người dân và doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi thay đổi thủ tục, địa bàn tiếp nhận hồ sơ, đặc biệt ở các khu vực xa trung tâm mới", ông Hiệp nói.

Ngoài ra, theo ông Hiệp, việc điều chuyển, sáp nhập, sắp xếp cán bộ sẽ tác động đến tâm lý, nhất là các cán bộ đang công tác ổn định.

Tâm lý "được - mất", lo ngại về vị trí công tác, nơi cư trú, chế độ chính sách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bộ máy nếu không được giải quyết khéo léo.

Cùng với đó, Tiền Giang có xu hướng thiên về công nghiệp, kinh tế biển và đô thị ven biển. Trong khi đó Đồng Tháp đậm chất nông nghiệp - sinh thái - nông thôn. Sự khác biệt này có thể dẫn đến không đồng nhất trong quản lý quy hoạch, định hướng phát triển và cả phong cách điều hành nên cần có cơ chế phối hợp hài hòa.

Lấy công tác cán bộ làm gốc

Ông Đinh Văn Năm - nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp - nêu ý kiến: qua theo dõi thông tin đã nắm được một số phương án dự kiến sáp nhập tỉnh, trong đó có dự kiến sáp nhập Đồng Tháp và Tiền Giang.

Về phương án chắc chắn Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có tính toán kỹ. Chính vì thế khi người dân nêu ý kiến, quan điểm của mình cần có sự thấu đáo, cần thiết mở lại bản đồ địa giới hành chính khu vực ra xem để có cái nhìn tổng thể.

"Nếu xét về mặt giao thông, Đồng Tháp và Tiền Giang có sẵn điều kiện tốt kết nối giao thông thủy và bộ, phát triển chuỗi logistics, cảng đường sông. Tiếp đến là phát huy thế mạnh về chế biến lúa gạo, trái cây, thủy sản.

Tuy nhiên khi sáp nhập điều lưu ý là về công tác cán bộ, bởi Bác Hồ có dạy "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém", cần có những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm", ông Năm nói.

Nếu sáp nhập Đồng Tháp và Tiền Giang sẽ có ba thế mạnh và ba thách thức   - Ảnh 3.Cà Mau và Bạc Liêu mà về 'chung một nhà' sẽ là thủ phủ tôm, cua dẫn đầu cả nước

Trong lịch sử phát triển hành chính, đã từng có giai đoạn hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Sau đó lại tách ra thành hai tỉnh như hiện nay. Nếu hai tỉnh này sáp nhập lại thì sẽ ra sao?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên