Nếu sáp nhập An Giang - Kiên Giang, người dân đi đường nào nhanh?

An Giang và Kiên Giang giáp ranh nhiều nơi và có nhiều đường liên kết. Vậy nếu sáp nhập An Giang và Kiên Giang, người dân sẽ đi những tuyến đường huyết mạch nào đang kết nối hai tỉnh nhanh nhất?

Nếu sáp nhập An Giang - Kiên Giang, người dân đi đường nào nhanh? - Ảnh 1.

Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đang được khẩn trương thi công nâng cấp, dự kiến trong tháng 6 này hoàn thành nên người dân từ Long Xuyên, tỉnh An Giang đi đường này về Rạch Giá là nhanh nhất - Ảnh: BỬU ĐẤU

Nhiều ý kiến người dân đặt vấn đề nếu An Giang và Kiên Giang sáp nhập thì người dân sẽ đi lại trên những cung đường liên kết huyết mạch nào của hai tỉnh để thuận lợi trong phát triển kinh tế?

Nói về vấn đề trên, ông Cao Quang Liêm, cựu bí thư Huyện ủy Tri Tôn, tỉnh An Giang - cho hay Tri Tôn có 6 xã giáp với các xã của tỉnh Kiên Giang, nhưng nếu đi quốc lộ N1 thì xã Vinh Gia giáp với xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang); vào bên trong là xã Vĩnh Phước, Lương An Trà, Ô Lâm, Cô Tô và xã Tân Tuyến giáp với huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

“Tùy theo điểm đến bên hướng Kiên Giang mà người dân có thể đi với nhiều con đường khác nhau để qua Kiên Giang. Nếu người dân đi về hướng Hà Tiên, Kiên Lương thì đi đường kênh Tám Ngàn, còn nhanh hơn nữa là đi đường tỉnh 945 từ xã Tân Tuyến giáp với xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất. Nếu từ Tịnh Biên đi Hà Tiên thì nhanh nhất là đi đường N1”, ông Liêm nói.

An Giang - Ảnh 2.

Tuyến N1, đoạn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang giáp với xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang là đường ngắn đi Hà Tiên - Ảnh: BỬU ĐẤU

Lãnh đạo UBND huyện Thoại Sơn, An Giang cũng cho hay Thoại Sơn có 4 xã (Vọng Thê, Óc Eo, Vọng Đông, Bình Thành) giáp ranh Tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên Giang). Đường bộ, dân đi từ Vọng Thê qua Mỹ Hiệp Sơn hoặc đường 960 (qua Bình Thành). Đường thủy, kênh Thoại Hà nối kênh Rạch Giá - Long Xuyên thuận tiện giao thông.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết An Giang có nhiều đường huyết mạch liên thông qua tỉnh Kiên Giang để phát triển kinh tế.

Cụ thể là đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, quốc lộ 80 từ ngã ba Lộ Tẻ đi thẳng về huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang hoặc đường tỉnh 960 về huyện Tân Hiệp. Nếu xa hơn nữa là đi đường kênh Tám Ngàn ra huyện Hòn Đất hoặc đường tỉnh 945 từ quốc lộ 91 kéo dài đến huyện Hòn Đất.

An Giang - Ảnh 3.

Đường tỉnh 945 đoạn An Giang dài 40km, với tổng vốn 1.800 tỉ đồng đã làm xong 2 năm nay nhưng đoạn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang còn 17km chưa thi công được. Xe ô tô phải chui dưới chân cầu qua lại, gây bức xúc dư luận - Ảnh: BỬU ĐẤU

“An Giang và Kiên Giang có nhiều tuyến đường bộ và 3 tuyến đường thủy chính: kênh Rạch Giá - Long Xuyên, kênh Cái Sắn và kênh Tám Ngàn (Tri Tôn - Hòn Đất). Tuyến đường phù hợp phụ thuộc vào mục đích di chuyển của người dân tính toán”, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh An Giang nói.

An Giang - Ảnh 4.

Quốc lộ 80 đoạn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang được thi công giặm vá để phục vụ người dân -Ảnh: BỬU ĐẤU

Nếu sáp nhập An Giang - Kiên Giang, người dân đi đường nào nhanh? - Ảnh 6.Sắp xếp bộ chỉ huy quân sự, bộ đội biên phòng tỉnh theo các tỉnh được sáp nhập

Sáng 2-4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 để xem xét, cho ý kiến vào đề án về tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên