TTCT- Những hệ thống bảo hiểm xã hội, y tế cồng kềnh và thiếu hiệu quả, những khoản hỗ trợ các đối tượng khó khăn trong xã hội thường không tới được đúng địa chỉ, các chương trình chi tiêu kích thích kinh tế tốn kém nhưng không rõ tác dụng tới đâu có thể sẽ được chấm dứt với một sáng kiến táo bạo mà mới nghe thì rất cực đoan: in tiền phát cho người dân. Các lĩnh vực y tế và giáo dục hiện được chính phủ đài thọ rất lớn ở Phần Lan -valvira.fiPhần Lan và nỗ lực cải cách hệ thống an sinh xã hộiPhần Lan, quốc gia Bắc Âu giàu có, đang bắt tay vào kế hoạch sẽ phát cho mỗi công dân đã trưởng thành 800 euro (khoảng 867 USD) mỗi tháng, bất chấp hoàn cảnh việc làm và thu nhập hiện tại của họ. Số tiền này sẽ thay thế các loại phúc lợi khác. Đây là bước đi chưa từng thấy ở bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới và có thể cách mạng hóa mạng lưới an sinh xã hội không chỉ của Phần Lan.Tổ công tác của Chính phủ Phần Lan từ đầu năm 2016 đã bắt tay vào hoạch định điều mà họ gọi là “Thí nghiệm về thu nhập cơ bản cho mọi người” để “tìm ra những cách thức định hình lại hệ thống an sinh xã hội” và “khám phá cách khiến hệ thống hiệu quả và nhiều quyền lực hơn trên khía cạnh tạo động cơ cho việc làm”, theo Viện Bảo hiểm xã hội Phần Lan.Ngoài ra, đây còn là một động thái được đặt hi vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế vốn đã rơi vào suy thoái vài lần từ năm 2008.Các chi tiết vẫn còn chưa được công bố đầy đủ và một kế hoạch hoàn chỉnh chỉ có vào cuối năm nay. Nhưng về tổng thể, hơn 4 triệu người trưởng thành ở Phần Lan sẽ nghiễm nhiên được nhận 800 euro/tháng khi chương trình đi vào hiện thực.Tuy nhiên, truyền thông Phần Lan đã cho biết chính phủ có thể sẽ bắt đầu bằng một cuộc thử nghiệm thí điểm trước khi triển khai đầy đủ, với khoản tiền 550 euro/tháng trước. Cùng với đó, nhiều mảng lớn của hệ thống an sinh xã hội hiện giờ sẽ được dẹp bỏ. Thủ tướng Phần Lan Juha Sipilä, trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC, nói: “Với tôi, thu nhập cơ bản đồng nghĩa với việc đơn giản hóa hệ thống an sinh xã hội”.Phần Lan hiện là quốc gia có hệ thống các chương trình hỗ trợ vào loại rộng lớn nhất (và tốn kém nhất) thế giới. Trong 34 nền kinh tế phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), chi tiêu cho an sinh xã hội của Phần Lan chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng GDP (31%) năm 2015 và chỉ xếp sau Pháp (31,9%). Để so sánh, ở Mỹ là 19,2% (Việt Nam năm 2015 ước tính 6,6%, theo một báo cáo của chính phủ).Hiện chưa có kế hoạch cuối cùng, nhưng Hãng tin Bloomberg dự báo với chương trình chi tiền mặt cho dân, chính phủ sẽ phải tiêu tốn 50,8 - 56,8 tỉ USD mỗi năm. Hiện giờ, tổng chi phí các chương trình an sinh xã hội ở nước này, với mức 31% của GDP 270,7 tỉ USD, vào khoảng 83,9 tỉ USD. Tức trên thực tế ngân sách sẽ được giảm bớt một khoản đáng kể.Một mục đích quan trọng không kém là tạo ra cú hích cho nền kinh tế Phần Lan và đưa người dân trở lại thị trường lao động. Tăng trưởng kinh tế ở Phần Lan rất chậm chạp trong vài năm trở lại đây. GDP theo quý của nước này đã giảm 11/23 quý kể từ đầu năm 2010 tới nay.Chỉ số lòng tin tiêu dùng cũng dưới mức trung bình trong gần phần lớn năm 2015. Tỉ lệ thất nghiệp tính tới tháng 12-2015 tương đối cao: 9,5%, với 35% dân số độ tuổi 15-74 không có công việc ổn định lâu dài.Phần Lan không phải là nơi đầu tiên triển khai một chương trình in tiền đưa cho người dân (dù là nơi đầu tiên dự kiến thực hiện điều đó ở quy mô quốc gia). Thành phố Hà Lan Utrecht đã tiến hành một thí nghiệm tương tự từ đầu năm 2016, một nghiên cứu tập trung trước hết vào một số nhóm thí điểm có kiểm soát, chủ yếu những người đang nhận trợ cấp xã hội.Thụy Sĩ dự kiến cũng đưa ra trưng cầu ý dân một chương trình “Tiền là lá cây” tương tự trong năm nay.Thành phố Dauphin, tỉnh Manitoba (Canada) từng thực hiện nghiên cứu về thu nhập cơ bản trong vài năm từ tận những năm 1970. Các cá nhân và gia đình nhận một khoản tiền tương ứng với quy mô hộ gia đình.Kết quả nghiên cứu được đăng lại trên trang web của Đại học Manitoba nói các gia đình không có nguồn thu nhập chính nào “không thấy nhiều khác biệt” giữa việc nhận tiền mặt và các chương trình an sinh xã hội truyền thống.“Nhưng với những ai không đủ tiêu chuẩn nhận an sinh xã hội theo truyền thống, nhất là những người già, người lao động nghèo, nam giới đơn thân làm những công việc thu nhập thấp, chương trình là một sự tăng thu nhập đáng kể” - báo cáo viết.Không may, chương trình này bị chính quyền cắt ngang vào năm 1979 sau khi hết ngân sách cũng như bị can thiệp từ chính quyền liên bang. Công chúng Phần Lan, trong khi đó, đón nhận kế hoạch mới rất hân hoan. Một cuộc thăm dò của Viện Bảo hiểm xã hội Phần Lan (trang chủ kela.fi) cho thấy gần 70% những người được hỏi ủng hộ chương trình này.Tất nhiên chương trình cũng có những vấn đề của nó. Chi phí và rủi ro lạm phát là phải tính đến. Một số người đang hưởng phúc lợi xã hội cũng sẽ có mức sống kém hơn khi nhận tiền mặt, nhất là những người đang được hỗ trợ phi tiền mặt như nhà ở giá rẻ hay chăm sóc y tế miễn phí.Vấn đề cuối cùng là sự công bằng, khi ngay cả những người giàu nhất cũng được nhận tiền (dù họ sẽ đóng góp trở lại qua việc đóng thuế, theo Chính phủ Phần Lan).Thí nghiệm cho cả nền kinh tếĐiều thú vị là không chỉ những nhà nước phúc lợi đậm màu sắc xã hội chủ nghĩa như Phần Lan lên kế hoạch phát tiền cho dân. Ngay cả những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bảo thủ như Mỹ cũng đã tính tới giải pháp đó, như một biện pháp thúc đẩy kinh tế hơn là để bảo đảm an sinh xã hội.Matthew Yglesias, tác giả người Mỹ của cuốn The rent is too damn high và là biên tập viên cấp cao của trang slate.com, gọi biện pháp đó là “tiền từ máy bay trực thăng” và lập luận nó có ba điểm ưu việt so với các phương pháp kích thích kinh tế truyền thống.Thứ nhất, nó vẫn làm tăng tổng cầu, thúc đẩy sản xuất nhưng không làm giảm thâm hụt ngân sách (như trường hợp Phần Lan, ngoài ra, tiền in từ ngân hàng trung ương chuyển thẳng cho người dân có thể không được bút toán vào mục chi ngân sách như các gói kích thích kinh tế).Thứ hai, nó nhanh chóng và hiệu quả hơn so với những gói kích thích từ chính quyền vốn tác dụng chậm, có thể chỉ tập trung vào vài dự án và khó có tính lan tỏa. Cuối cùng, biện pháp phát tiền mặt cho dân minh bạch, đơn giản và công bằng hơn.Nhiều kinh tế gia lớn của Mỹ, như học giả Harvard Alvin Hansen, cựu bộ trưởng tài chính Lawrence Summers hay cựu giám đốc Cục Dự trữ liên bang Ben Bernanke đều đã nhắc tới phương pháp này.Adair Turner, học giả và nghị sĩ Hạ viện Anh, nói tới ý tưởng đó trong cuốn sách mới in của ông Between debt and the Devil: money, credit, and fixing global finance, trong đó ông cho rằng các nước đang nợ công ngập đầu, lãi suất phải kéo về gần không và tăng trưởng chậm có thể nghĩ tới việc “chuyển 1.000 USD vào thẳng tài khoản của mọi công dân” để họ chi tiêu như thế nào tùy thích.Ý tưởng của ông Turner là hoàn toàn nghiêm túc. Ông từng là giám đốc Cơ quan Dịch vụ tài chính (tương đương sở giao dịch chứng khoán), Liên hiệp Các ngành kinh doanh Anh (tức phòng thương mại) và Ủy ban Hưu trí quốc gia (an sinh xã hội) nên có đủ hiểu biết về vấn đề.“Đề xuất của tôi sẽ khiến nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách hoảng hốt - ông viết - In tiền để chi trả cho thâm hụt ngân sách là một chính sách cấm kỵ, một tội ác đạo đức”.Thật ra ông Turner không phải người đầu tiên. Từ năm 1969, Milton Friedman đã cho rằng tiền mặt phát cho người dân có thể là một biện pháp thay thế các chương trình kích thích kinh tế thông qua chi tiêu chính phủ kiểu Keynes. Nhưng lập luận đã được nâng cấp trong tình hình mới.Để phá vỡ vòng xoáy nợ công - thâm hụt ngân sách - suy thoái kinh tế hiện giờ, ông Turner tin rằng cần phải tạo ra thêm tiền và trao nó vào tay những người có thể chi tiêu, bởi chìa khóa của nó là chính phủ sẽ kích thích nền kinh tế mà không phải vay nợ thêm.Ít ra ở những nơi đang khủng hoảng như Hi Lạp và Ireland, các lập luận của ông Turner được chào đón. Ông Turner đã đề xuất một kế hoạch giúp châu Âu thoát khỏi cuộc vật lộn hiện giờ, bao gồm việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) in tiền để giảm thuế ba năm cho mọi người dân thuộc khu vực đồng tiền chung này (dù ông thừa nhận điều đó không khả thi về mặt chính trị).Lúc này những ý tưởng như ở Phần Lan và của ông Turner vẫn còn là “dị giáo” trong cả giới chính trị gia lẫn những nhà hoạch định kinh tế. Nhưng nếu vài năm nữa tình hình không khá lên trên phạm vi toàn cầu, đó biết đâu có thể là cái phao cứu sinh cuối cùng của các nền kinh tế phát triển.■In tiền về bản chất là quá trình cung ứng tiền của một quốc gia hay một khu vực tiền tệ (như khối đồng euro) vào nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp. Một ngân hàng trung ương có thể bơm thêm tiền mới vào nền kinh tế “được gọi là chính sách tiền tệ mở rộng”, hay đơn giản là “in thêm tiền” bằng cách mua lại các tài sản tài chính hay cho các định chế tài chính (như ngân hàng) vay tiền.Các sách giáo khoa kinh tế nhất trí rằng liều thuốc cho tăng trưởng chậm là các chính sách tiền tệ như cắt giảm lãi suất và tài khóa, tung ra các gói kích thích thông qua chi tiêu chính phủ và giảm thuế. Đó là cách làm của Mỹ và nhiều nước khác trong cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính vừa qua.Tuy nhiên, nhiều biện pháp trong số đó đã hết biên độ hoạt động. Lãi suất ở hầu hết nền kinh tế phát triển giờ đều đã ở mức gần không. Trong khi đó nợ công quá cao, dẫn tới những chính sách thắt lưng buộc bụng ngặt nghèo loại trừ khả năng có những gói kích thích chi tiêu mới từ chính phủ. Điều đó dẫn tới in tiền phát thẳng cho người tiêu dùng trở thành một “liệu pháp cuối cùng” với những nhà kinh tế học.Năm 1969, kinh tế gia được giải Nobel Milton Friedman đã lập luận rằng việc in tiền có thể cung cấp một giải pháp thay thế cách làm cũ kích thích kinh tế kiểu Keynes. Năm 2003, Ben Bernanke, lúc đó là một giám đốc ở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), cho rằng in tiền phát cho dân có thể giúp Nhật Bản thoát khỏi cảnh nền kinh tế trì trệ kéo dài.Gần đây, nhiều nhà kinh tế có đầu óc tự do đã tập hợp lại trong trào lưu “Học thuyết tiền tệ hiện đại” hối thúc chính phủ ngưng cắt giảm ngân sách và tạo điều kiện cho chi tiêu bằng tiền in trực tiếp từ FED.Ở Anh, thủ lĩnh mới của Công Đảng Jeremy Corbyn đã đề xuất Ngân hàng Trung ương Anh in tiền chi trả một số khoản đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, Paul Krugman, học giả được giải Nobel kinh tế khác, không đồng ý với học thuyết tiền tệ hiện đại, cho rằng nó có nguy cơ gây ra lạm phát. Những đối thủ học thuật của Krugman vẫn cho rằng đó là cách duy nhất để tạo ra tăng trưởng và thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay. Tags: Thu nhập cơ bảnIn tiền phát cho dânNhà nước in tiềnPhần Lan phát tiền cho dân
Quốc hội chốt ngưỡng doanh thu không chịu thuế VAT là 200 triệu đồng/năm THÀNH CHUNG 26/11/2024 Luật mới được thông qua quy định hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 200 triệu đồng trở xuống sẽ không phải chịu thuế VAT.
TP.HCM: 80 phường hoàn thành sáp nhập trong vòng 1 tháng THẢO LÊ 26/11/2024 Lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương đồng loạt tổ chức hội nghị công bố quyết định sắp xếp các phường (sáp nhập) từ ngày 28 đến 30-12-2024. Đến 1-1-2025, các phường mới chính thức đi vào hoạt động.
Clip cận cảnh Đàm Vĩnh Hưng gặp nạn ở Mỹ, chồng ca sĩ Bích Tuyền kiện ngược lại HOÀI PHƯƠNG 26/11/2024 Ca sĩ Bích Tuyền chia sẻ với Tuổi Trẻ Online rằng chồng cô là ông Gerard Williams sẽ kiện ngược lại Đàm Vĩnh Hưng. Phía ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vẫn chưa có phản hồi về vụ việc này.
Ông Medvedev: Nga sẽ đáp trả hạt nhân nếu phương Tây chuyển giao vũ khí này cho Ukraine NGHI VŨ 26/11/2024 Theo ông Medvedev, một khi phương Tây chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Matxcơva có thể xem đó là một cuộc tấn công vào Nga.