Ngoài bức ảnh chiến thắng chung cuộc, Forough Yavari còn hai bức khác cũng đoạt các giải hai và ba ở hạng mục ảnh riêng.
Đây là năm đầu tiên giải thưởng Nhiếp ảnh Chân dung quốc tế do tạp chí Better Photography tổ chức, nhưng không vì thế mà thiếu đi sự hấp dẫn.
Hàng nghìn tác phẩm ảnh chân dung từ khắp nơi trên thế giới gửi về cuộc thi, tranh giải ở 4 hạng mục chính là: Câu chuyện chân dung, Gia đình bên nhau, Chân dung môi trường, và Nhân vật nghiên cứu.
101 bức ảnh đẹp nhất đã được công bố. Những tác phẩm ảnh này sẽ in trong ấn phẩm ảnh đầu tiên của giải ảnh sau cuộc thi và được bán rộng rãi trên toàn thế giới.
Giành giải cao nhất cuộc thi, đồng chiến thắng ở hạng mục "Câu chuyện chân dung" là tác phẩm mang tên "Cô độc" của Forough Yavari. Bức ảnh ghi lại những biểu cảm khuôn mặt khác nhau của các vũ công.
Tất cả đều biểu lộ sự buồn bã, đau thương, cô đơn và bối rối. Nhiếp ảnh gia chuyên ảnh chân dung làm việc tại Brisbane, Úc đã giành tổng giải thưởng là 4.000 USD, trong đó 3.000 USD cho người chiến thắng chung cuộc và 1.000 USD cho người chiến thắng trong hạng mục.
Nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ Josef Burgi là người chiến thắng ở hạng mục "Chân dung môi trường". Bức ảnh chụp người chăn gia súc ở Nam Sudan được các giám khảo nhận xét là "đẹp mê hồn" khi làm toát lên được vẻ đẹp mộc mạc nhưng đầy sức quyến rũ của người lao động ở quốc gia vùng Bắc Phi.
Ngoài bức ảnh này, Zay Yar Lin cùng giành chiến thắng ở hạng mục ảnh chân dung "The Family Sitting"
Nhiếp ảnh gia Zay Yar Lin chiến thắng ở hạng mục ảnh "Nghiên cứu nhân vật". Nghệ sĩ đến từ Myanmar chụp ảnh một cậu bé tộc Suri ở thung lũng Omo trong một nghi lễ truyền thống của Ethiopia.
Cậu bé được bao quanh bởi những bàn tay đeo đầy vòng đồng của những phụ nữ trưởng thành trong bộ tộc.
Bức ảnh của Azim Khan Ronnie là một trong số 101 tác phẩm đẹp nhất và được in trong cuốn sách ảnh sau cuộc thi.
Nhiếp ảnh gia đến từ Bangladesh chụp ảnh một công nhân làm việc trong ngành dệt may ở nước này. Mỗi công nhân thường phải mang vác vận chuyển những bó sợi đay nặng tới 50kg trên vai và đầu từ xưởng sơ chế sợi đay sang xưởng dệt với mức thù lao ít ỏi.
Bangladesh là một trong nhiều quốc gia kinh tế chậm phát triển ở châu Á, với số lượng người thất nghiệp cao. Con số này tăng cao hơn trong giai đoạn đại dịch.
Sujon Adhikary với bức ảnh ấn tượng về một người hái ớt ở một nông trại Bangladesh.
Công nhân hái ớt chủ yếu là nữ giới. Mỗi người phụ nữ dành nhiều thời gian để hái ớt, phơi khô và kiểm tra loại bỏ những quả ớt xấu trước khi chúng được đưa ra thị trường. Một số công nhân mang theo radio nghe những bài hát tôn giáo nhằm tránh buồn chán.
Bức ảnh trong Top 101 có tên "Thiên đường đánh mất" của nhiếp ảnh gia Ấn Độ Sandeep Mathur.
Giải thích về tiêu đề bức ảnh, Sandeep Mathur nói: "Kashmir là một thiên đường đã mất. Đây là một trong những nơi rất đẹp trước khi được quân sự hóa và bị coi là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Ấn Độ".
Một bức ảnh khác nằm trong danh sách Top 101 gây ấn tượng mạnh là bức "Kinh hoàng" của Arvid Fimreite.
Nhiếp ảnh gia người Na Uy mô tả về bức ảnh của mình rằng: ánh mắt hoang mang đầy sợ hãi của Emily - cô bé trong ảnh - cũng là ánh mắt của tất cả những đứa trẻ khác, những người đã vô cùng sợ hãi khi thế giới đóng cửa trong đại dịch.
COVID-19 đã gây tổn thương theo nhiều cách khác nhau.
Jatenipat Ketpradit (Thái Lan) chụp bức ảnh này trong một lần du lịch đến Ethiopia và thăm bộ tộc Suri.
Những người Suri sống rải rác ở khu vực biên giới Ethiopia và Sudan trong suốt hàng ngàn năm qua.
Cuộc sống của họ xoay quanh việc chăn thả gia súc và những truyền thống văn hóa có phần lạ kỳ. Đáng chú ý là niềm tự hào của họ với những vết sẹo trên cơ thể và đôi môi to dày do dùng đĩa để căng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận