Sau khi thành phố Cáp Nhĩ Tân giải phóng, quyền sở hữu nhà thờ cũng được Chính phủ Liên Xô giao cho Chính phủ nơi này. Ban đầu, Sophia được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, đến năm 1911 mới được đắp thêm một lớp gạch kiên cố bên ngoài, tạo nên một nét đặc trưng trong kiến trúc nhà thờ.
Với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo và lịch sử văn hoá lâu đời nổi tiếng trong và ngoài nước, tháng 11-1932, Sophia được công nhận là nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất ở khu vực Đông Á.
Phóng to | |
Ánh đèn xanh thần bí giữa màu vàng lung linh | Nhà thờ Sophia cùng cảnh quang rực rỡ xung quanh |
Sau khi đóng cửa năm 1960, Sophia đã từng là nhà kho của Cửa hàng bách hoá thành phố Cáp Nhĩ Tân và là phòng tập của sân khấu kịch nói nơi đây. Cũng trong thời gian đó, khi cách mạng Văn hoá diễn ra, nhà thờ đã bị tàn phá nhiều khiến chủ thể kiến trúc của nó bị tổn hại nghiêm trọng, nhiều tranh vẽ, chuông và thánh giá cũng bị thất lạc.
Phóng to | |
Đèn chùm cổ điển trong nhà thờ | Sophia giữa thành phố tấp nập |
Đến tháng 11-1996, thông qua chấp thuận của Quốc vụ viện, nhà thờ được xếp vào hàng thứ 4 trong danh sách “di vật văn hoá trọng yếu Quốc gia cần được bảo hộ”.
Phóng to | |
Bức hoạ nổi tiếng "Bữa tiệc cuối cùng" | Kinh thánh cổ còn lưu giữ lại |
Năm 1997, sau 80 ngày sửa chữa và xây dựng nhà thờ, Thành Ủy và chính phủ nơi này đã quyết định cho ra đời Viện trưng bày Nghệ thuật kiến trúc Cáp Nghĩ Tân. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc nền là nhà thờ Sophia cùng với vẻ mỹ quan của những khối kiến trúc cảnh bao quanh nó.
Giữa thành phố tấp nập mang nét hùng vĩ này, nhà thờ Sophia như là một điểm nhấn làm tăng thêm nét mỹ quan vốn có của Cáp Nhĩ Tân. Và vì thế, sự ra đời của Viện trưng bày Nghệ thuật Kiến trúc cũng chính là sự mở rộng và phô bày nét văn hoá kiến trúc đặc trưng của thành phố thần bí này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận