Phóng to |
Ông Huỳnh Thế Du - Ảnh: A.H. |
- Hiện nay số lượng NH quá nhiều, trong đó nhiều NH năng lực rất yếu. Tôi cho rằng cơ cấu lại hệ thống NH thương mại trước hết cần giảm bớt số lượng NH thương mại nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung thông qua việc nâng chuẩn hoạt động. Khi đó những NH không đủ tiêu chuẩn để hoạt động toàn quốc có thể phát triển theo kiểu NH khu vực, bị giới hạn trong một phạm vi hoạt động nhất định tùy theo mức vốn cụ thể.
Với quy định trên, các NH nhỏ muốn mở rộng phạm vi hoạt động sẽ tự động sáp nhập với nhau. Hiện nay tất cả NH đều hoạt động toàn quốc nên mức độ rủi ro rất cao.
Không nên lo rằng khi giảm số lượng NH thì các NH còn lại sẽ “một mình một chợ”. Nếu trong nước chỉ có 3-4 NH cũng không phải độc quyền vì VN đã mở cửa, các NH nước ngoài vào rất nhiều. Hiện nay chính vì có quá nhiều NH nhỏ, yếu, dẫn đến khi NH nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh hơn hẳn vào thì các NH trong nước gặp bất lợi vì không cạnh tranh được.
Hiện nay hệ thống NH VN ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu: thiếu các tổ chức tài chính vi mô phục vụ người nghèo hoặc một cộng đồng nào đó trong khi có quá nhiều NH nhỏ, yếu.
Các cơ quan quản lý cũng phải giảm thiểu việc áp dụng các công cụ hành chính, thay thế bằng các quy định mang tính thị trường. Hiện nay các công cụ hành chính đã tạo lợi thế cho các NH, gánh nặng đẩy vào nền kinh tế. Cụ thể là quy định về trần LS huy động đang “lấy của người nghèo chia cho người giàu”, người gửi phải chịu lãi thấp, người vay phải chịu lãi cao, trong khi các NH đều công bố lợi nhuận lớn.
* Thời gian qua có vẻ điều hành kinh tế quá tập trung vào chính sách tiền tệ?
- Thực tế trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng có hai nền kinh tế chạy song song: nền kinh tế thực, tức nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ và nền kinh tế tiền tệ (tất cả đo bằng tiền). Với góc độ cá nhân, đo lường sự giàu có bằng tiền. Dưới góc độ quốc gia, đo bằng lượng hàng hóa, dịch vụ tạo ra.
Thời gian qua cơ quan điều hành kinh tế tập trung quá nhiều vào nền kinh tế tiền tệ (tổng phương tiện thanh toán, tăng tín dụng...) mà không biết nguồn vốn đổ vào đâu, tạo ra bao nhiêu hàng hóa. Một nền kinh tế tiền tệ do bơm tiền quá nhiều và sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đến nguồn lực bị lãng phí, sức cạnh tranh của nền kinh tế không được khai thác hợp lý.
Kiến nghị của tôi là Chính phủ nên tập trung vào nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thực nhằm tăng sức cạnh tranh.
* Trong hoạt động tài chính hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta có quá nhiều cơ quan cùng giám sát hệ thống tài chính?
- Hiện nay có bốn cơ quan giám sát hoạt động tài chính: NH Nhà nước giám sát hoạt động của NH thương mại, Ủy ban Chứng khoán giám sát thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính giám sát hoạt động bảo hiểm, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia có vai trò tư vấn nhiều hơn giám sát. Như vậy là không ổn vì trong hoạt động của một NH thương mại bao gồm tất cả lĩnh vực trên.
Theo tôi, nên xây dựng Ủy ban Giám sát thành cơ quan giám sát tài chính hợp nhất cho toàn thị trường. Khi đó sẽ đẩy chức năng giám sát của thanh tra NH Nhà nước, của Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính sang cho Ủy ban Giám sát. Vấn đề là phải xây dựng cơ quan giám sát điều tiết hợp nhất, mạnh của VN. Đó phải là cơ quan giám sát điều tiết đúng nghĩa.
Đồng thời NH trung ương nên độc lập khỏi Chính phủ, trực thuộc Quốc hội và thực hiện chức năng duy nhất là ổn định giá cả, trở thành một đối trọng của Chính phủ. Khi đó NH Nhà nước không chịu trách nhiệm vì mục tiêu tăng trưởng mà chỉ tập trung vào nền kinh tế tiền tệ. Còn Chính phủ tập trung vào nền kinh tế thực, vào cải thiện khả năng tạo ra hàng hóa, việc làm cho nền kinh tế.
Ông Lê Xuân Nghĩa (phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia):
- Một trong 10 kiến nghị của Ủy ban Kinh tế Quốc hội là kiên quyết cắt giảm đầu tư công. Vì vậy, theo tôi, có hai tiêu chí để tính việc cắt giảm là so với năm ngoái và so với dự toán. So với năm ngoái thì đã cắt giảm trên 8.000 tỉ đồng, còn so với dự toán thì cắt giảm được trên 80.000 tỉ đồng, trong đó doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước cắt giảm 39.000 tỉ đồng, còn trái phiếu chính phủ cắt giảm trên 40.000 tỉ đồng. Các số liệu cắt giảm này là theo báo cáo của doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước. Đó là cắt giảm trên những dự án định đầu tư giờ tạm hoãn đầu tư. Thật sự cũng còn phải chờ xem các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước có cắt giảm đúng như họ công bố hay không. Để đầu tư, doanh nghiệp có hai nguồn tiền, một là từ lợi nhuận, hai là từ vay ngân hàng. Lợi nhuận thì chắc năm nay không nhiều, còn vay từ ngân hàng thì cũng khó vì chính sách thắt chặt tín dụng. Nên thực tế cũng khó đầu tư lúc này. * Ông có nhận định là không nên quá kỳ vọng, vì sao vậy? - Thật sự cũng đừng quá kỳ vọng vào việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ bởi Chính phủ không còn gì để cắt cả. Chính phủ đang phải đầu tư chủ yếu vào những công trình phục vụ người nghèo như dịch vụ y tế, trường học... Thật sự một số công trình trọng điểm, lớn mà kéo dài đã bị cắt giảm và dùng tiền đó ném vào những dự án an sinh cần thiết cần hoàn thành sớm hơn. Nên đừng quá kỳ vọng vào cắt giảm chi tiêu công. * Có ý kiến cho rằng nên để một ủy ban của Quốc hội trực tiếp triển khai việc cắt giảm đầu tư công này? - Chính phủ thực thi, Quốc hội giám sát. Một ủy ban của Quốc hội không đủ khả năng làm công việc mang tính kỹ thuật chuyên môn vì cần số lượng người lớn. Vì thế, một ủy ban của Quốc hội sẽ dùng chức năng giám sát của mình để cùng một số ban ngành khác và địa phương xuống tận từng dự án, từng doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát. Thật sự cũng chỉ có Quốc hội, thông qua Ủy ban Tài chính - ngân sách mới đủ quyền để giám sát những tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước chứ người khác làm thì khó. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận