Nên đánh đòn nhà văn

PHAN XUÂN LOAN 10/07/2024 05:18 GMT+7

TTCT - Nên đánh đòn nhà văn, nên bức hại, bịt mắt họ theo nhịp trống, đồng thời cũng nên sùng kính họ, lén viết lại những bài thơ họ sáng tác trong tù. Hạnh phúc của nhà văn là sự kết hợp giữa đau khổ và vinh quang.

Nhà văn Nga S. Shargunov

Nhà văn Nga S. Shargunov

: Sergey, anh là nhà văn, xin lỗi nhé, xã hội, không phải "xã hội sâu sắc", mặc dù đôi khi nó là như vậy. Mà là nhà văn xã hội, và thường là chính trị, về thời đại thực của chúng ta. Quan điểm chính trị của anh có thay đổi khi sách mới được viết không? Hay có lẽ chính những cuốn sách đó, kỳ lạ thay, lại ảnh hưởng đến quan điểm?

S. Shargunov: Quan điểm chính trị thường là nhãn dán thương mại. Cuộc sống không đứng yên. Một số biến đổi trong công thức chính trị không chỉ bình thường mà còn cho thấy bạn là một người sống chứ không phải một con búp bê mà khi ấn vào sẽ kêu lên.

Điều quan trọng nhất đối với một chính trị gia thực thụ là tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất cho đất nước, cho đồng bào của mình và suy nghĩ một cách chiến lược.

Về vấn đề này, tôi là người theo chủ nghĩa tình huống. Tôi chắc chắn rằng chính trị hiện đang bị chôn vùi một cách vô ích, những năm 1990 thực sự đã là quá khứ, nhưng một thực tế chính trị trong đó sẽ có sự xung đột tư duy sắp xuất hiện. Nó sẽ nóng bỏng và tươi sáng!

Thay đổi sẽ xảy ra sớm hơn nhiều người mong đợi. Như Nikolai Levichev của Đảng Nước Nga công bằng từng tuyên bố: "Những người nghĩ rằng sẽ không có gì thay đổi và xu hướng vô sắc, vô diện sẽ tiếp tục, là sai lầm". Tôi tin vào nước Nga, đất nước của những ý tưởng.

Vâng, nội tâm tôi luôn tranh cãi. Ai không dằn vặt với những ý tưởng, sự kiện, con người, trong bản thân mình thì không có quyền nghiêm túc nói về hiện thực xã hội. Trên thực tế, tôi luôn nhất quán trong những điều chính - về giá trị, tình cảm, thẩm mỹ.

Nói rộng hơn về thế giới quan của tôi, tôi muốn lưu ý: hệ tư tưởng phát triển từ phong cách, từ hình ảnh, luôn đi xa hơn một luận đề cụ thể. Tôi luôn bảo vệ sự sáng tạo như một khởi đầu tuyệt vời và tôi luôn ủng hộ quyền tự do hiểu biết về thế giới, quyền tự do hội hè và quyền tự do tuyệt vọng. Và tôi luôn là một người Nga, dù điều đó có nhàm chán, ghê tởm hay thời thượng đến đâu.

Vậy anh hay đọc báo, tạp chí, website nào? Và với cảm giác gì?

Báo chí giờ đã chết dở rồi. Trong đó là sự công bằng của trừng phạt. Xu hướng hiện nay là: nếu sau khi viết một bài báo, bạn đưa một liên kết trong (mạng xã hội Nga - ND) LiveJournal của mình thì họ sẽ đọc nó nhưng nếu bạn không đưa ra, họ sẽ không chú ý.

Tôi đọc LiveJournal - có những suy nghĩ và câu chuyện nhưng nó quá màu mè và dày đặc, LiveJournal cuốn trôi cái "tôi" của bạn và lấp đầy bạn bằng sự điên rồ của người khác, nói chung LiveJournal là chuyện cổ tích về thời gian đã mất, một câu chuyện cổ tích bất tận ăn trộm thời gian…

Tôi đọc các tài nguyên trên Internet - novopol.ru, apn.ru russ.ru, Globalrus.ru, nazlobu.ru, stringer.ru. Tôi sẽ rất vui khi quảng cáo trang web spravedlivo.ru và trang web Liên minh của tôi - mrodina.ru.

Tôi cũng đọc các tờ báo Kommersant (Thương nhân), Zavtra (Ngày mai). Báo chí ngày càng chán. Tôi đọc thơ và phê bình trên các tạp chí Novyi Mir (Thế giới mới) và Znamya (Ngọn cờ). Sự sang trọng vĩnh cửu của Thế giới mới là bài đánh giá thường kỳ của Andrei Vasilevsky…

Nhà văn Z. Prilepin

Nhà văn Z. Prilepin

Điều gì đến đầu tiên trong sự sáng tạo? Để truyền đạt ý tưởng? Hoặc làm nên một câu chuyện?

- Cả hai đều thú vị. Thật thú vị khi viết một cuốn sách có cấu trúc chặt chẽ, có cốt truyện, chẳng hạn truyện trinh thám. Hơn nữa, bằng một ngôn ngữ Nga tinh tế. Nhưng cũng rất thú vị khi bơi vào vùng đất rộng lớn bị cuốn trôi, khi cốt truyện chỉ lờ mờ như rìa bờ biển. Theo cách riêng của mình, Dostoevsky đã kết hợp thành công những ý tưởng và cốt truyện.

Các chính trị gia có nên nghe lời các nhà văn, nhà báo? Hãy xem họ đã nói và viết bao nhiêu điều vô nghĩa trong 20 năm qua?

Cần chứ. Những gì họ viết không hề vô nghĩa như vậy. Nếu các nhà văn, nhà báo được lắng nghe nghiêm túc hơn thì xã hội sẽ có ý nghĩa và nhân văn hơn. Cần phải khôi phục lại khái niệm "giới trí thức" (trước hết đây là một trạng thái tinh thần chứ không phải là một nghề nghiệp hay nguồn gốc).

Tri thức là điều mà mỗi công dân nên vươn tới. Người dân chúng ta phải thoát ra khỏi trạng thái buồn ngủ, lạc quan của những ảo ảnh về nguyên liệu thô. Lòng tốt, tình anh em, khát khao tri thức - đó là công thức sinh tồn của "nền văn minh Nga".

Trên thực tế, đó là điều mà những người viết lách luôn nói bằng mọi cách có thể, dù họ là nhà khoa học về đất đai hay người yêu phương Tây.

"Nhà văn nên bị đánh đòn" không, nói theo (triết gia Nga) V. Rozanov? Tôi đang hỏi anh với tư cách là một nhà văn. Chúng ta có nên bị đánh đòn không? Hay nên bị ruồng bỏ? Hay yêu thương chúng ta suốt cuộc đời và dựng lên những tượng đài lớn?

Anton Chekhov từng trả lời trước cả Vasily Rozanov: "Nhà văn nhất định phải là kẻ ăn xin… Ôi, tôi biết ơn số phận biết bao khi tuổi trẻ tôi nghèo đến thế!". Và cũng ông ta nói: "Một nhà văn phải cực kỳ giàu có, giàu đến mức anh ta có thể… mua cho mình toàn bộ vùng Kavkaz hoặc dãy Himalaya…" Nên đánh đòn, nên bức hại, bịt mắt họ theo nhịp trống, đồng thời cũng nên sùng kính họ, lén viết lại những bài thơ họ sáng tác trong tù. Hạnh phúc của nhà văn là sự kết hợp giữa đau khổ và vinh quang.■

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận