TTCT - Mấy năm gần đây, với mục tiêu cải thiện thứ hạng, nhiều trường THCS ở địa phương tôi đã thay đổi cách dạy cho đội tuyển học sinh (HS) giỏi. Minh họa: Pinterest Theo đó, HS khối 8 được lựa chọn từ đầu học kỳ 2 và có nơi còn sớm hơn nữa vào đội tuyển thi HS giỏi để luyện thi vào giữa năm học lớp 9. Các em này ngoài giờ học chính khóa sẽ theo học chương trình luyện thi HS giỏi mỗi tuần ba buổi. Trong hè vẫn tiếp tục học và thời lượng sẽ tăng lên khi kỳ thi đến gần. Thầy cô chủ nhiệm được chỉ đạo miệng là phải tạo điều kiện tối đa cho các em bằng nhiều cách. Đầu tiên, những HS này không phải dự học thể dục hay tham gia các hoạt động tập thể khác, thậm chí miễn học một số tiết ở môn khác... cho đến khi dự xong kỳ thi. Giáo viên bộ môn phải cho điểm tuyệt đối nếu lịch ôn tập, lịch thi trùng với ngày kiểm tra của các em. Nghĩa là không dự kiểm tra, các em cũng được điểm 9, 10. Trước khi kỳ thi HS giỏi cấp huyện, tỉnh từ 7-10 ngày, các em được cho phép nghỉ hẳn, không phải đến lớp để tập trung ôn thi. Những ngày nghỉ này không được ghi vào sổ điểm danh và có những lớp gần tới ngày thi, sĩ số giảm đi là chuyện thường. Lý do: mỗi HS chỉ được đăng ký thi một môn nhưng có đến 8 môn thi dành cho HS giỏi. Kỳ thi HS giỏi thường qua ba vòng: cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Mỗi vòng thi cách nhau vài tháng. HS THPT còn cả vòng quốc gia. Chuyên học để thi như vậy nên các em này sẽ có nhiều khả năng học lệch, tất nhiên kết quả khó mà cao được. Môn dự thi HS đạt giỏi nhưng những môn còn lại chỉ đạt trung bình, dưới trung bình. Nhưng nhờ chỉ đạo nâng điểm các môn còn lại nên các em vẫn đạt thành tích tốt cuối năm học. Các em và phụ huynh mặc nhiên xem đây là sự đánh đổi hợp lý cho sự hi sinh khi chấp nhận vào đội tuyển. Các môn toán, lý, hóa, tiếng Anh, thầy cô tăng cường giải bài tập để rèn luyện cho HS suốt mùa ôn thi. Còn lại các môn văn, sử, địa, sinh lại có cách học khác: thầy cô soạn trước một số đề cương rồi in ra, phát cho HS. Nhiệm vụ các em là phải học thuộc lòng càng nhiều càng tốt. Các tiết luyện thi HS giỏi những môn này, mỗi em ngồi một góc tập trung “tụng” cho nhuần nhuyễn, thầy cô chỉ việc căn cứ các câu hỏi trong sách giáo khoa mà soạn câu trả lời cho các em. Càng bám sát nội dung, khả năng đỗ càng lớn. Những giờ ôn thi này, có thầy cô chỉ ngồi bấm điện thoại, lên mạng..., tất cả phó mặc cho HS. Thi thoảng, các em được khảo bài xem việc nhập tâm đã đến đâu chứ không phải là việc hướng dẫn cách làm bài và các kỹ năng khác. Lòng ham thích môn học của các em không được khuyến khích mà còn ngược lại. Nếu còn duy trì thi HS giỏi bậc THCS, việc ra đề nên được xem lại. Bao giờ còn ra đề kiểu thuộc lòng thì việc HS đoạt thứ hạng cao trong thi HS giỏi chưa thuyết phục mọi người. Thầy cô vì vậy cũng chưa có sự tự hào là có công lao đào tạo được HS có thành tích. Vì sao như vậy? Nhiều năm qua, tuy ngành giáo dục đã phát động đổi mới trong kiểm tra đánh giá và thi cử nhưng một số nơi chưa đổi mới kịp thời. Đề thi vẫn nặng cách “tầm chương trích cú”, chưa phát huy sức sáng tạo của HS. Người dạy quanh đi quẩn lại chỉ bấy nhiêu nội dung. Phần nào năm trước đã ra đề thì bỏ hẳn, phần nào chưa ra thì tập trung ôn tập cho chắc ăn. Các môn khoa học xã hội chủ yếu học sao cho thuộc làu là có giải. Có đơn vị phân công HS học theo chủ đề, theo nội dung mà thầy cô dự đoán. Các đơn vị này chấp nhận tình thế có HS đạt điểm rất thấp vì không trúng tủ nhưng sẽ có HS đạt điểm rất cao vì đã thuộc kỹ nội dung đề thi ra. Như vậy thành tích vẫn được công nhận. Bậc tiểu học đã bỏ kỳ thi HS giỏi, nên chăng bậc THCS cũng vậy. Mất thời gian cho thầy và trò chỉ để làm mỗi việc học thuộc lòng. Các em trong đội tuyển chưa được phát huy sáng tạo trong cách làm bài, thậm chí còn sa vào rập khuôn như những gì thầy cô trang bị trước. Với cách dạy và học như vậy, có HS dự thi đoạt giỏi vòng huyện, vòng tỉnh nhưng bài kiểm tra học kỳ của chính bộ môn có giải lại dưới trung bình, ảnh hưởng đến xếp loại HS cuối năm dù thầy cô đã “nâng đỡ” các bài kiểm tra trước đó. Sự khác nhau giữa một HS ngoài đội tuyển và trong đội tuyển chưa rõ ràng. Việc luyện thi ngoài giờ chính khóa và cả trong hè làm cho các em căng thẳng suốt nhiều năm học và gây mệt mỏi cho cả thầy cô. ■ Các cấp quản lý nên xem lại tiêu chí đánh giá, xếp loại nhà trường thông qua thành tích có bao nhiêu HS đoạt giải trong kỳ thi HS giỏi. Vì trong thực tế, có trường chấp nhận rèn luyện tranh tài với trường bạn chỉ với vài môn học mà thôi. Ví dụ các trường vùng sâu, vùng xa tập trung “gạo” bài HS chỉ mong có giải ở các môn sử, địa... là cũng được công nhận có thành tích. Các môn toán, tin học, tiếng Anh thì gửi HS tham dự cho có chứ biết bao giờ “bằng chị bằng em”. Tags: Học sinh giỏiTuyển học sinh giỏiHọc sinh gà chọi
Donald Trump - Tập Cận Bình: Quan hệ cá nhân, quan hệ siêu cường NGUYỄN THÀNH TRUNG 23/12/2024 1666 từ
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Đã cảnh báo, vẫn có người xuống biển Nha Trang chụp ảnh, bị sóng dữ cuốn chết TRẦN HOÀI 23/12/2024 Dù đã có cảnh báo cấm xuống biển lúc sóng to, gió lớn, vẫn có người xuống biển Nha Trang chụp ảnh, tắm lúc biển động, dẫn đến một người bị sóng cuốn chết.
TP.HCM thưởng Tết cao nhất 1,9 tỉ đồng từ một doanh nghiệp vốn nước ngoài VŨ THỦY 23/12/2024 Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM về tình hình trả lương, thưởng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mức thưởng Tết cao nhất năm nay là 1,908 tỉ đồng từ một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
'Nữ quái' ở Thái Bình lừa đảo bạn trai hơn 2,3 tỉ đồng nhờ 'bịa chuyện' TIẾN NGUYỄN 23/12/2024 Phạm Thị Liên nhiều lần 'bịa chuyện' bị bán ra nước ngoài làm gái bán dâm cần tiền chuộc và làm giấy tờ để về nước, qua đó lừa đảo số tiền hơn 2,3 tỉ.
Người phụ nữ trong clip đẩy thùng rác ra giữa đường Nha Trang rồi lái xe hơi bỏ đi nói gì? NGUYỄN HOÀNG 23/12/2024 UBND phường Tân Tiến (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đang xác minh để xử lý theo đúng quy định vụ một phụ nữ đẩy thùng rác ra giữa đường rồi lái xe đi.