Học sinh Quế Trân, lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), học trực tuyến môn tiếng Anh ở nhà - Ảnh: TỰ TRUNG
Tôi sống ở Việt Nam đã 19 năm, dạy học ở trường đại học bên cạnh những công việc khác. Nhiều năm nay tôi làm quản lý, nhưng từ cách đây 3 tuần, từ lúc mọi người được khuyên hạn chế ra đường, giãn cách xã hội, tôi nhận dạy 2 lớp cho một trường đại học quốc tế.
Giờ đây, do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tôi nghĩ mọi người đang nghiêm túc hơn về việc chúng ta cần tăng cường sử dụng công nghệ.
Tôi nghĩ, thời gian qua, có lẽ chúng ta đã không sử dụng công nghệ hiệu quả. Lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ và sẽ phải thay đổi. Những nhà quản lý giáo dục và mọi người sẽ đặt câu hỏi: Chúng ta có thể làm gì hơn nữa? Làm sao để truyền tải kiến thức trên nền tảng trực tuyến? Làm sao đưa kiến thức đến vùng sâu, vùng xa không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới?
Ít nhất ở Việt Nam, tôi tin rằng các giáo viên có thể ghi âm bài giảng và những học viên ở rất xa cũng có thể tiếp nhận.
Công nghệ giúp chúng ta bớt phụ thuộc vào việc phải gặp nhau trực tiếp. Tương lai sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành giáo dục khi công nghệ làm mờ những khoảng cách địa lý. Ở Việt Nam, không gì có thể ngăn tôi dạy cho học viên ở cách mình cả một đại dương, như Nam Mỹ chẳng hạn.
COVID-19 đã cho nhiều người trong chúng ta cơ hội thử làm việc ở nhà mà vẫn hiệu quả. Với tôi, không có lý do gì một người phải đến cơ quan nếu họ có thể làm việc hiệu quả ở nhà.
Tôi cho rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0 nhờ những ưu thế như giá Internet cạnh tranh, có dân số trẻ, những người rất thích, rất giỏi và nắm bắt nhanh về công nghệ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận