Ảnh minh họa cho thấy sự phân bố của nước đóng băng ở cực nam (ảnh trái) và cực bắc Mặt Trăng - Ảnh: CNN
Theo một nghiên cứu được công bố mới đây trên tờ Proceedings của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ, NASA cho biết kết quả quan sát cho thấy phần lớn lớp nước này nằm ở những phần tối trong các miệng núi lửa nằm gần các vùng địa cực của Mặt Trăng (những vùng chưa bao giờ có ánh sáng Mặt Trời và có nhiệt độ tối đa chưa bao giờ vượt quá - 157 độ C).
Chúng trải dài không đồng đều và có thể đã tồn tại từ lâu.
Tại cực Nam của Mặt Trăng, phần lớn lớp nước đóng băng tập trung tại các miệng núi lửa của hành tinh này, còn tại cực Bắc, lớp nước trên có diện tích lớn hơn, nhưng lại nằm rải rác.
Đây là lần quan sát Mặt Trăng mới nhất của NASA. Trong những lần quan sát trước đó, cơ quan này cũng đã phát hiện những dấu hiệu có thể là của lớp nước nói trên tại cực Nam của Mặt Trăng.
Tuy nhiên theo NASA, những dấu hiệu này cũng có thể là của những hiện tượng khác như hiện tượng phần đất mịn trong lớp đất mặt trên bề mặt của Mặt Trăng phản chiếu bất thường.
Trong lần quan sát nói trên, các nhà khoa học của NASA đã sử dụng những dữ liệu thu thập được từ thiết bị "Vẽ bản đồ khoáng vật trên Mặt Trăng" (M3) để xác nhận lớp nước đóng băng trên Mặt Trăng.
Họ rút ra kết luận rằng lớp nước trên có thể sẽ là nguồn nước dự trữ để phục vụ cho các cuộc thám hiểm trên hành tinh này trong tương lai và thậm chí có thể được sử dụng khi các nhà thám hiểm muốn ở lại trên Mặt Trăng.
Theo những nhà khoa học này, nguồn nước trên dễ tiếp cận hơn nguồn nước từng được phát hiện dưới bề mặt Mặt Trăng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận