21/11/2004 16:40 GMT+7

NASA phóng vệ tinh dò tìm tia vũ trụ

Q.HƯƠNG-BBC
Q.HƯƠNG-BBC

TTO-Một đài quan sát không gian mới đã được phóng lên để dò tìm và nghiên cứu những vụ nổ rất mạnh được thấy trong vũ trụ kể từ khi có Vụ nổ Lớn (Big Bang) xảy ra.

xIivP4Uq.jpgPhóng to
Trong việc hình thành các lỗ đen , nhiều tia năng lượng cao được tạo ra
TTO-Một đài quan sát không gian mới đã được phóng lên để dò tìm và nghiên cứu những vụ nổ rất mạnh được thấy trong vũ trụ kể từ khi có Vụ nổ Lớn (Big Bang) xảy ra.

Vệ tinh Swift – một sứ mạng kết hợp giữa Mỹ, Anh và Ý – đã được phóng lên nhờ tên lửa Delta từ Mũi Canaveral ở Florida (Mỹ). Swift sẽ dò tìm và phân tích các cuộc bùng phát tia gamma – những tia bức xạ rất mạnh nhưng thóang qua. Các nhà khoa học cho rằng chúng có thể là tín hiệu của việc ra đời các lỗ đen hình thành khi các ngôi sao khổng lồ bị hút vào nhau và tan biến.

Các nhà khoa học đã cố gắng giải thích sức mạnh của các biến cố vĩ đại này. Giả thiết cho rằng một ngôi sao vĩ đại có tuổi thọ ngắn có thể trải qua tai biến bị sụp đổ khi các phản ứng hạt nhân trong tâm của nó không còn có thể chịu đựng nổi khối lượng của nó nữa. Loại ngôi sao này nổ tung vào trong, tạo ra một lỗ đen ở trung tâm của nó và hút tất cả vật chất chung quanh nó. Giáo sư Keith Mason thuộc Phòng thí nghiệm Khoa học Không gian Mullard nói:”Những vòng xoáy ốc vật chất này cuốn vào trong lỗ đen rất nhanh. Một trong các hậu quả của nó là một tia sáng mạnh và nhanh hình thành. Tia sáng này đi nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng, và nó bay xuyên qua các ngôi sao, tạo ra những cú sốc phát sinh tia gamma, thứ ánh sáng mà chúng ta thấy.”

Các nhà khoa học cũng nghĩ những tia sáng có thể hình thành khi hai sao neutron đụng nhau. Tuy nhiên, họ vẫn để mở cho khả năng những hiện tượng khác, cho tới nay chưa nghĩ ra, có thể gây ra những vụ nổ lớn. Phần lớn những vụ nổ này ở rất xa chúng ta, và các nhà khoa học hi vọng các vụ nổ này có thể được đùng để đi ngược lại thời gian nhằm tìm hiểu bản chất của những ngôi sao đầu tiên chiếu sáng trong vũ trụ. Ngòai ra họ cũng muốn biết các lọai ngôi sao gây ra những vụ bùng phát tia gamma có hiện hữu gần thiên hà của chúng ta hay không.

Q.HƯƠNG-BBC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên