Bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều |
Bạn đọc Lê Thắng bình luận: “Đúng là bìa này chẳng có gì là đẹp cả. Nhìn có vẻ giống một mỹ nhân thời hiện đại hơn là nàng Kiều. Nên nếu họa theo lối cổ có lẽ đẹp hơn”.
Bạn đọc Olala làm một bài thơ:
Kiều này sao giống 'Kiều' nay
"Tòa thiên nhiên" thích phơi bày chốn đông
Má hồng, phận kiếp long đong
Bể dâu chìm nổi, thế gian chuyện nhiều
Thị phi đã vận vô Kiều
Nay thêm chuyện nữa là điều...hiển nhiên!.
Bạn đọc Lã Văn Mùi thì cho rằng không có gì phải ồn ào quá đáng vì “đây là tranh khắc gỗ "Dày dày đúc sẵn một toà thiên nhiên" của danh họa Lê Văn Đệ, in trong Tập văn hoạ kỷ niệm Nguyễn Du năm 1942 đây mà. Họa sĩ Lê Văn Đệ là thủ khoa khoá 1 trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương 1930, Giám đốc Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn từ 1954. Tranh này từ khi in ra đến nay đã được dùng nhiều lần trong sách báo, chả ai có ý kiến phê phán gì... Hay là gu đạo đức thời nay thay đổi?”.
Một bạn đọc khác là Nguyễn Tuấn Lộc có cái nhìn cởi mở: “Sao ở thế kỷ 21 rồi mà vẫn giữ tư tưởng của thế kỷ 17 thế nhỉ. Tại sao cứ nhìn thấy phụ nữ khỏa thân là bảo xấu thế, xấu sao lại nhìn. Kiều là một tác phẩm vĩ đại, nhưng thấy cái hình thế thì chẳng sao cả.
Thậm chí họa sĩ đương đại vẽ hay chụp một bức tranh khác người phụ nữ đẹp và thỏa thân hơn, nhưng nghệ thuật và đẹp cho bìa sách này. Tôi vẫn mua và trân trọng nó”.
Một bạn đọc khác tên Phú thì để lại lời bình luận: “Vấn đề là sách này dùng cho nhiều lứa tuổi, học sinh, và người lớn đều có thể xem. Vậy nên minh họa thế nào cho phù hợp. Nếu bạn mua cuốn sách này về con hay cháu bạn còn nhỏ muốn xem, bạn có muốn nó nhìn thấy cái cảnh cô Kiều khỏa thân không ? Nhiều cái bản thân nó không xấu nhưng xuất hiện phải đúng chỗ”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận