Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Thời gian qua, chính sách đối ngoại của Việt Nam trở thành từ khóa trên truyền thông quốc tế. Việt Nam được quan tâm lớn khi là nước duy nhất trong năm 2023 đón tiếp cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ngoài nghệ thuật cân bằng và thúc đẩy quan hệ với hai siêu cường Mỹ - Trung, Việt Nam cũng thu hút sự chú ý thế giới khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với ba cường quốc khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có bảy đối tác chiến lược toàn diện và con số này dự kiến tiếp tục tăng.
Điều này cho thấy tư duy đối ngoại của Việt Nam đã có sự chuyển đổi từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, qua đó giúp bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình (an ninh), phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước.
Chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa giúp Việt Nam tạo dựng môi trường hòa bình phục vụ phát triển. Trong ảnh: hai cha con chụp ảnh bên bờ hồ Hoàn Kiếm dịp Tết Giáp Thìn Ảnh: AFP
Gần đây mỗi bước đi của Việt Nam trong chính sách đối ngoại đều nhận được sự quan tâm của nhiều bên, bởi những ảnh hưởng của nó đến chính các nước này và khu vực.
Chẳng hạn, vào tháng 11-2023, hai tháng sau khi Việt Nam và Mỹ nhảy vọt từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện, các nhà lập pháp Úc đã được giới thiệu một bài viết về những tác động của mối quan hệ vừa được nâng cấp với Canberra.
Bài viết này đánh giá cao bước đi lịch sử giữa Mỹ và Việt Nam, đồng thời lưu ý với việc Mỹ có khả năng tiếp cận nâng cao hơn thị trường Việt Nam, Úc có thể cần đổi mới và tận dụng lợi thế cạnh tranh của riêng mình, chẳng hạn như nông nghiệp, khoáng sản, giáo dục và công nghiệp 4.0 để duy trì chỗ đứng tại Việt Nam.
Chỉ bốn tháng sau đó, vào tháng 3-2024 tại Canberra, Thủ tướng Úc Anthony Albanese và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tuyên bố nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Giữa bối cảnh thế giới nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhiều nhà quan sát đã bày tỏ sự ngạc nhiên về tốc độ nâng cấp quan hệ của Việt Nam, nhưng cũng đồng thời đánh giá cao các bước đi khéo léo của Việt Nam khi lần lượt củng cố và thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với nhiều nước lớn.
Các nhà phân tích quốc tế mô tả Việt Nam là "người chơi giỏi" trong "cuộc chơi" cân bằng quan hệ với các nước lớn, là "bản lề của bản lề" tại một khu vực đang chứng kiến nhiều sự cạnh tranh, tập hợp lực lượng của nước lớn.
Nhà phân tích địa chính trị Nguyễn Thế Phương (Đại học New South Wales, Úc) nhìn nhận các động thái của Việt Nam nằm trong nỗ lực tạo ra mạng lưới các đối tác quan trọng để hình thành "một tấm lưới an toàn" cho đất nước trước sự biến động, bất định khó lường của khu vực và thế giới.
Hiểu theo một cách tượng hình, thông qua tấm lưới này, Việt Nam có thể "lọc" được những tác động tiêu cực đến đất nước, tiếp nhận những cái có lợi từ thế giới và đóng góp ngược lại cho quốc tế.
Giới quan sát nhận định việc nâng cấp quan hệ với các đối tác quan trọng chỉ có lợi mà không có hại, cho thấy Việt Nam coi trọng quan hệ với các nước và mở rộng không gian phát triển đất nước.
Các bước đi này cũng mở ra cơ hội làm sâu sắc hơn nữa, đưa quan hệ với một số nước đi vào thực chất trong các lĩnh vực hợp tác và phát triển là ưu tiên của Việt Nam hiện nay.
Bối cảnh thế giới hiện tại giống như một bàn cờ lớn, đa cực và đa trung tâm hơn. Các nước lớn vẫn hợp tác, thỏa hiệp nhưng cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau cũng gay gắt hơn.
Trong tình hình quốc tế lúc này, việc đánh giá đúng xu thế, dự báo chiến lược và tìm ra hướng đi thuận lợi cho đất nước có tầm quan trọng ngày càng tăng với Việt Nam.
Cách tiếp cận của Việt Nam trong xu thế đương thời được hiểu là cái gì có lợi cho đất nước, cho hòa bình khu vực và thịnh vượng của các bên thì đón nhận, không chọn bên.
"Việt Nam vẫn cam kết duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước khác. Việt Nam không nghiêng về Trung Quốc hay Mỹ mà tăng cường quan hệ với nhiều đối tác quan trọng như một cách tối đa hóa quyền tự chủ chiến lược và tận dụng các cơ hội kinh tế.
Bất kỳ chuyến thăm nào của một lãnh đạo nước ngoài đến Việt Nam đều nên được nước khác xem là hoạt động đối ngoại bình thường và không nên có sự lo ngại nào", Đại sứ Mỹ đầu tiên tại ASEAN Scot Marciel nhận định với Tuổi Trẻ.
Thật vậy, việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn giúp nâng vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên thế giới, tăng thêm tiếng nói của đất nước trong các vấn đề khu vực và quốc tế tại các diễn đàn khu vực, tổ chức toàn cầu. Việt Nam đã hai lần trúng cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và nhận trọng trách ở nhiều tổ chức khác.
Giáo sư Carl Thayer (Đại học New South Wales, Úc) nhận định để các nước đạt được những thành tích như Việt Nam đã có vừa qua là không dễ, nhưng chính sự tin tưởng dành cho Việt Nam cùng sự chân thành đến từ Việt Nam trong cách tiếp cận đã giúp đất nước nhận được nhiều tín nhiệm.
Còn về kinh tế, nâng cấp quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc… sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam phát triển đất nước, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao và bán dẫn, chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việc mở rộng mạng lưới ngoại giao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu giúp Việt Nam thu hút thêm ngoại lực để phát triển kinh tế. Trong ảnh: tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy thử nghiệm trên đường ray đoạn qua quận Bình Thạnh, TP.HCM Ảnh: QUANG ĐỊNH
"Nền kinh tế Mỹ dựa trên sự đổi mới và được coi là quốc gia dẫn đầu trong các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Do đó, Mỹ là đối tác phù hợp khi nói đến tham vọng của Việt Nam là trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 thông qua việc thay thế các ngành có giá trị gia tăng thấp bằng các ngành công nghiệp công nghệ cao và giá trị gia tăng cao", tiến sĩ Burkhard Schrage thuộc Đại học RMIT Việt Nam nêu nhận định trong một bài viết trên trang web của trường này.
Nhiều chuyên gia và tờ báo quốc tế đồng tình rằng việc thiết lập quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể mang lại hàng tỉ USD đầu tư tư nhân mới cũng như quyền tiếp cận các quỹ hỗ trợ của những nước này cho ngành bán dẫn Việt Nam.
Chuyến thăm Mỹ vào tháng 9-2023 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các điểm đến là những tập đoàn công nghệ hàng đầu về bán dẫn cho thấy nỗ lực thu hút này.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận