02/11/2020 18:30 GMT+7

Nâng cao chất lượng dinh dưỡng học đường tại Hà Nội

DI LÂM - M.TÚ
DI LÂM - M.TÚ

Chăm sóc dinh dưỡng học đường qua bữa ăn bán trú cân bằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ngày 29-10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết triển khai dự án Bữa ăn học đường giai đoạn 2017- 2020 và định hướng triển khai cho giai đoạn tiếp theo. Hội nghị có GS.TS.TTND (Thầy thuốc nhân dân) Lê Danh Tuyên - viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), TS Lê Văn Tuấn - đại diện Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục & đào tạo), ông Phạm Xuân Tiến - phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, lãnh đạo Công ty Ajinomoto Việt Nam; lãnh đạo và chuyên viên các phòng giáo dục và đào tạo, ban giám hiệu và cán bộ phụ trách công tác bán trú của 340 trường tiểu học bán trú tại thành phố Hà Nội.

Nâng cao chất lượng dinh dưỡng học đường tại Hà Nội - Ảnh 1.

GS.TS.TTND Lê Danh Tuyên - viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) - phát biểu tại hội nghị

Ở các thành phố thì trẻ tăng trưởng thể chất và chiều cao nhanh và đạt kỳ vọng nhưng ở vùng sâu vùng xa khó khăn, chúng ta vẫn còn chậm chạp trong việc cải thiện dinh dưỡng trẻ, và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở vùng nông thôn vẫn còn cao. Ngược lại, trẻ em thành phố đang gặp phải tình trạng đáng lo ngại là thừa cân béo phì. Trong khi đó, nhìn chung cả nước bao gồm vùng sâu vùng xa và thành phố, trẻ em đều gặp phải vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển sau này."

GS.TS.TTND Lê Danh Tuyên - viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế)

Xuất phát từ thực trạng này, dự án Bữa ăn học đường đã được Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp cùng Viện Dinh dưỡng quốc gia và Công ty Ajinomoto Việt Nam thực hiện triển khai từ năm 2012. Dự án bao gồm các nội dung: 

Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, áp phích giáo dục dinh dưỡng "3 phút thay đổi nhận thức" và xây dựng Bếp ăn mẫu bán trú theo tiêu chuẩn Nhật Bản. 

Sau 8 năm, Dự án đã được triển khai tại hơn 4.000 trường tiểu học bán trú tại 62 tỉnh thành trên toàn quốc, mang đến bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho học sinh bán trú và giáo dục kiến thức dinh dưỡng về thực phẩm cho học sinh.

Nâng cao chất lượng dinh dưỡng học đường tại Hà Nội - Ảnh 5.

Ban Dự án giới thiệu những nội dung cũng như lợi ích mà dự án Bữa ăn học đường mang lại

Hà Nội là một trong những tỉnh thành đầu tiên mà ban dự án chọn triển khai thí điểm từ năm 2015. Tháng 4-2017, dự án chính thức triển khai áp dụng cho các trường tiểu học bán trú trên toàn thành phố. 

Nhằm thúc đẩy nhà trường triển khai và áp dụng thành công, dự án gồm nhiều hoạt động đã thực hiện như: Tập huấn trực tiếp cho các phòng giáo dục và đào tạo, hướng dẫn trực tiếp tại trường, hỗ trợ trao đổi thông tin dự án đến phụ huynh học sinh và tư vấn hướng dẫn sử dụng cũng như chia sẻ thêm thông tin về dự án, thực đơn qua điện thoại. 

Tính đến tháng 8-2020, dự án đã cử chuyên viên đến tập huấn trực tiếp cho 261 trường tiểu học bán trú tại Hà Nội.

Tại hội nghị, các đơn vị đang triển khai thành công dự án đã chia sẻ lại một số kinh nghiệm cho các trường. Tùy theo điều kiện, mỗi trường tiểu học nên có kế hoạch riêng, bắt đầu áp dụng dần dần thực đơn dự án từ một ngày/tuần và hoàn thiện với năm ngày/tuần. 

Không chỉ giúp các em làm quen với các món ăn mới, lộ trình áp dụng này cũng giúp cho bộ phận phụ trách công tác bán trú sắp xếp và điều chỉnh công việc. Trong quá trình triển khai, ban giám hiệu nhà trường cần theo sát việc thực hiện, tiếp thu ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để tối ưu hóa những lợi ích mà dự án mang lại.

Nâng cao chất lượng dinh dưỡng học đường tại Hà Nội - Ảnh 6.

Ông Phạm Xuân Tiến - phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội - chỉ đạo triển khai dự án cho tất cả các trường tiểu học bán trú tại Hà Nội

Bà Lê Thị Thêu - hiệu trưởng Trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) -đánh giá cao hiệu quả mà dự án mang lại trong cải thiện chất lượng dinh dưỡng bán trú. Sau một thời gian triển khai, thói quen ăn uống của học sinh đã chuyển biến tích cực. Các em học sinh thích ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước, cân bằng các chất dinh dưỡng và biết quý trọng đồ ăn.

Với những lợi ích thiết thực mà dự án mang lại, ông Phạm Xuân Tiến - phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội- cho biết: Dự kiến sắp tới chúng tôi sẽ triển khai đồng loạt dự án tại 100% các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, để giúp cho công tác bán trú của nhà trường được thực hiện tốt và giúp bữa ăn của học sinh tiểu học được cải thiện và đảm bảo dinh dưỡng.

DI LÂM - M.TÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên