14/01/2013 22:31 GMT+7

Nam cực: khoan lấy mẫu thành công ở độ sâu 3,2km

THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN

TTO - Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Bắc cực và Nam cực (Nga) thông báo đã khoan lấy mẫu băng “không nhiễm bẩn” thành công ở độ sâu hơn 3,2km từ vùng hồ Vostok, Nam cực.

3DVQmkQS.jpgPhóng to

Sơ đồ minh họa khoan lấy mẫu băng tại độ sâu khoảng 3.406 m ở Nam cực - Ảnh: phys.org

Đây là niềm vui lớn của các nhà khoa học Nga sau nhiều năm nỗ lực thực hiện dự án khoan lấy mẫu này với hi vọng tìm thấy sự sống có thể tồn tại trong suốt 20 triệu năm qua bên dưới lớp băng dày thăm thẳm của Trái đất.

Hồ Vostok - nằm gần trung tâm của Nam cực - là một hồ nước nằm sâu dưới hơn 3,2km băng ở Nam cực. Các nhà khoa học Nga đã háo hức thực hiện dự án khoan qua lớp băng dày để lấy các mẫu băng và nước dưới hồ Vostok thí nghiệm sau khi phát hiện sự tồn tại của hồ này vào năm 1996.

Mẫu băng tinh khiết dài 2m nằm dưới độ sâu 3.406m đã được khoan lấy lên hôm 10-1. Bên trong lõi băng là một đường rãnh thẳng đứng chứa đầy băng có nhiều bong bóng trắng, các nhà nghiên cứu Nga cho hay trên trang RIA Novosti.

Theo thông tin trên trang phys.org, quy trình khoan được các nhà khoa học thực hiên nghiêm ngặt bởi lo ngại nguy cơ làm nhiễm bẩn hồ nước hoặc các mẫu thu thập được.

Việc khoan lấy mẫu băng thành công mở bước tiến xa hơn cho các nhà khoa học nghiên cứu dấu hiệu của sự sống tại những hành tinh khác trong Hệ mặt trời, chẳng hạn sự sống dưới lớp băng của mặt trăng Europa của sao Mộc hoặc Enceladus của sao Thổ.

THIÊN NHIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên