Phóng to |
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại diễn đàn. Bà cổ xúy mạnh mẽ cho toàn cầu hóa vì cho rằng sẽ có lợi cho tất cả các nước - Ảnh: Reuters |
Mức tăng trưởng mạnh tại châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ giúp cân bằng sự phát triển có khả năng chậm lại của Mỹ. Khoảng 40-50% sản lượng kinh tế toàn cầu hiện nay xuất phát từ các nền kinh tế đang lên. Do vậy, theo giáo sư kinh tế Laura Tyson - Đại học Berkeley (Mỹ), thế giới không còn quá phụ thuộc đầu tàu kinh tế Mỹ nữa.
Ấn Độ và Trung Quốc giờ đây cung cấp nhiều sản lượng hơn và cũng có nhiều nhu cầu hơn, đã giúp giảm bớt rất nhiều tình trạng bất ổn của kinh tế thế giới. Ông Chu Dân, giám đốc điều hành hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục ở mức 10%, do lạm phát thấp, tiêu thụ nội địa gia tăng và lợi nhuận cao. Phó chủ tịch Ủy ban Kế hoạch của Ấn Độ Montek Ahlwalia cũng tỏ ra lạc quan khi nhấn mạnh đầu tư vào Ấn Độ vẫn cao, dự kiến năm năm tới tăng trưởng hằng năm của Ấn Độ vẫn là 10%.
Tuy nhiên, giáo sư Tyson nhấn mạnh tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với kinh tế thế giới do ngày càng nhiều lao động bị thua thiệt vì quá trình toàn cầu hóa, đặc biệt tầng lớp trung lưu. Lợi nhuận nhiều ngàn tỉ USD mà Mỹ thu được từ toàn cầu hóa chủ yếu về tay 10% những người giàu nhất trong xã hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận