TTCT - Hiệp định thương mại ba bên mới giữa Mỹ, Canada và Mexico (USMCA) sắp thành hiện thực, gần một năm sau khi lãnh đạo ba nước đạt được thỏa thuận ban đầu hồi tháng 11-2018 bên lề một hội nghị thượng đỉnh G20. USMCA là hiệp định để cập nhật Hiệp định thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) cho phù hợp với thế kỷ 21. NAFTA được ký kết năm 1994 giữa ba nước có giao thương trị giá 1.200 tỉ đôla.Một cuộc họp ba bên và lễ ký hiệp định hiệu chỉnh đã diễn ra tại thủ đô Mexico City của Mexico vào chiều 10-12 với sự tham dự của Phó thủ tướng Canada Chrystia Freeland, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Thứ trưởng ngoại giao Mexico phụ trách Bắc Mỹ Jesús Seade.Sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng lãnh đạo một số nước khác bị ghi hình vạ miệng “nói xấu sau lưng” Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào đầu tháng 12, để rồi sau đó ông Trump gọi Trudeau là “đồ lá mặt lá trái”, đã xuất hiện lo ngại sự cố ngoại giao sẽ khiến bao nhiêu công sức tái đàm phán NAFTA đổ sông đổ biển. Nhưng lễ ký kết hôm 10-12 cuối cùng đã diễn ra suôn sẻ.Ảnh: The EconomistGần một năm qua, Đảng Dân chủ chiếm đa số ghế tại Hạ viện Mỹ dùng dằng chưa chịu thông qua hiệp định và ra điều kiện chỉ chấp thuận nếu có những thay đổi theo ý mình. Nhưng sáng 10-12, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thông báo rằng sau nhiều tháng cân nhắc, Đảng Dân chủ đã đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump để ủng hộ những thay đổi về ngôn từ của hiệp định mới. Như vậy, Tổng thống Trump giành được thắng lợi quan trọng đầu tiên về thương mại, dù đây có thể là một “đòn xoa” của phe Dân chủ để chuẩn bị cho “đòn đấm” cùng ngày 10-12: công bố các điều khoản luận tội tổng thống.Theo những chi tiết về các thay đổi được công bố cuối ngày 10-12, hiệp định mới đã được hiệu chỉnh ở nhiều khía cạnh, bao gồm xóa bỏ các lỗ hổng về thực thi, trong đó có việc Mexico chấp hành quy định về lao động; bỏ và thêm một số câu chữ mới về hệ thống giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước; thêm câu chữ và quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường; điều chỉnh về quy tắc xuất xứ cho mặt hàng xe hơi; và những thay đổi về bảo vệ sở hữu trí tuệ cho thuốc sinh học và thuốc kê toa để giảm giá cho dược phẩm tân tiến.Có gì mới so với NAFTALúc tranh cử, ông Trump hứa sẽ “xé nháp làm lại” với NAFTA, và đã thực hiện lời hứa đó ngay sau khi nhậm chức. Sau khi có thỏa thuận về phiên bản cuối cùng của USMCA, Tổng thống Mỹ đăng đàn Twitter với lời ca tụng quen thuộc của ông nói rằng đây là hiệp định thương mại tốt nhất và quan trọng nhất từng có của Mỹ và lại bỉ bôi NAFTA là hiệp định thương mại tệ hại nhất của Mỹ. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi cũng khẳng định USMCA tốt hơn nhiều so với NAFTA.Tuy nhiên, hai hiệp định này về cơ bản không khác nhau nhiều, và tác động của hiệp định mới đối với Mỹ có thể không lớn lắm. Hồi tháng 4, Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC), một cơ quan liên bang của Mỹ, đưa ra báo cáo nhận định rằng phiên bản ban đầu của USMCA sẽ có tác động “vừa phải”: tạo thêm 176.000 công ăn việc làm trong sáu năm và tăng GDP 0,35%. (Cần biết là chỉ trong tháng 11 vừa rồi, nền kinh tế Mỹ tạo ra 266.000 việc làm mới).Tuy văn bản cuối cùng của hiệp định chưa được công bố trọn vẹn, USMCA có một số khác biệt chính sau đây so với NAFTA.Về sản xuất xe hơi, USMCA tăng hàm lượng nội địa, bắt buộc 75% phụ tùng một chiếc xe phải được sản xuất tại một trong ba nước thành viên, so với 62,5% hiện nay, để được miễn thuế nhập khẩu. Mục tiêu là tăng sản lượng xe và phụ tùng được sản xuất ở Bắc Mỹ. Hiệp định cũng bắt buộc có thêm nhiều phụ tùng xe được sản xuất ở những nơi trả lương công nhân ít nhất 16 đôla/giờ (gấp khoảng ba lần mức lương của công nhân ngành này ở Mexico); ngành sản xuất chế tạo ở Mỹ với mức lương cao hơn Mexico sẽ được lợi. Sắp tới, xe hơi và xe tải phải có hàm lượng lao động ít nhất 30% là từ công nhân hưởng lương ít nhất 16 đôla/giờ, và tỉ lệ đó dần dần tăng lên tới 40% cho xe hơi trước năm 2023.Về luật lao động, công nhân ngành sản xuất chế tạo ở Mỹ từ lâu đã kêu ca rằng NAFTA khiến việc làm chạy sang Mexico, nơi có mức lương thấp hơn. Vì vậy, Đảng Dân chủ đặt ưu tiên hàng đầu là USMCA củng cố việc thực thi các quy định về lao động, tạo sân chơi công bằng hơn cho công nhân Mỹ. Giới lập pháp Mỹ đã thay đổi được một số quy định về thực thi trước khi đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump hôm 10-12, và USMCA nay có được sự hậu thuẫn của AFL-CIO, nghiệp đoàn lao động lớn nhất ở Mỹ. Thỏa thuận mà Đảng Dân chủ đạt được có quy định thành lập một ủy ban liên bộ ngành để theo dõi việc Mexico thực thi cải cách lao động và chấp hành các bổn phận về lao động và các chuẩn mực mà Mexico phải đáp ứng khi thực hiện những cải cách đó.Một điểm mới khác của hiệp định cập nhật là việc mở cửa thị trường bơ sữa Canada hơn nữa cho nông dân Mỹ. Hiệp định NAFTA nguyên khởi đã xóa thuế nhập khẩu với hầu hết nông sản buôn bán giữa ba nước. Canada và Mexico hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của giới nông dân và chủ trang trại Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump thường lên Twitter kêu ca bất công vì Canada đánh thuế nhập khẩu quá cao với sản phẩm bơ sữa của Mỹ. Canada có một hệ thống quản lý nguồn cung phức tạp dành cho ngành bơ sữa. Để tránh cho nông dân ngành bơ sữa trong nước cảnh phá sản, Chính phủ Canada áp đặt hạn ngạch sản lượng nội địa nhập khẩu để giữ giá sữa cao.Theo quy định của USMCA, Canada sẽ giữ nguyên phần lớn hệ thống phức tạp đó, nhưng giới nông dân Mỹ được phép xuất sang Canada thêm nhiều sản phẩm bơ sữa “Loại 7”, tức tất cả mọi thứ từ bột sữa tới kem. USMCA cũng mở cửa thêm thị trường Canada cho sản phẩm gà, gà tây và trứng của Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ cho phép thêm nhiều sản phẩm bơ sữa, đậu phộng và sản phẩm đậu phộng, cùng với một lượng hạn chế sản phẩm đường được xuất sang Mỹ.Về dược phẩm, văn bản USMCA ban đầu có biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ 10 năm cho dược phẩm sinh học. Thời hạn bảo vệ sở hữu trí tuệ này thấp hơn ở Mỹ hiện giờ là 12 năm (Canada 8 năm, và Mexico 5 năm), nhưng nếu được áp dụng, sẽ buộc Canada và Mexico có thời hạn bảo vệ lâu hơn, và có thể làm tăng giá thuốc. Vào phút chót, Đảng Dân chủ đã thương lượng được để bỏ biện pháp bảo vệ mới và gây tranh cãi này.Cập nhật cho thời đại sốUSMCA có một chương mới về thương mại kỹ thuật số mà hiệp định NAFTA ban đầu không có, mang lại nhiều lợi ích mới lớn lao cho ngành công nghệ. Các điều khoản mới không được dự kiến là sẽ trực tiếp tạo ra nhiều việc làm, nhưng có thể là cú hích cho các doanh nghiệp Mỹ, vốn rất mạnh mảng này, theo nhiều cách khác.Ví dụ hiệp định mới cấm Canada và Mexico bắt buộc các công ty Mỹ phải lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ ở quốc gia sở tại. Hiệp định mới cũng bảo đảm rằng các công ty Mỹ không thể bị kiện ở Canada và Mexico về phần lớn các nội dung do người dùng đăng trên các nền tảng như Google, Facebook và Twitter. Bà Pelosi đã cố gắng vận động loại trừ biện pháp bảo vệ pháp lý này khỏi USMCA giữa lúc ở Mỹ đang có tranh luận về việc liệu các công ty công nghệ có còn xứng đáng được bảo vệ tránh chịu trách nhiệm như vậy theo luật nội địa hay không.Ngoài ra, hiệp định này sẽ tăng mức mua hàng trên mạng miễn thuế nhập khẩu cho khách hàng ở Canada và Mexico.■Tổng thống Trump thường lên Twitter kêu ca rằng các nước khác phá giá nội tệ để có thể xuất khẩu hàng hóa rẻ hơn, khiến Mỹ bị thiệt. Trump xem như thắng về mặt này do USMCA tăng cường các biện pháp chống thao túng tiền tệ. Hiệp định mới nói rõ Canada và Mexico đồng ý áp dụng tỉ giá do thị trường quyết định, và cả ba nước sẽ được cập nhật thường xuyên (thường là hằng tháng) về bất cứ hành động can thiệp nào của nhà nước vào thị trường tiền tệ. Thao túng tiền tệ thường không phải là khúc mắc của Mỹ với Canada và Mexico, nhưng rõ ràng chuyện này là tín hiệu nhắc khéo Trung Quốc về ý muốn của Trump trong các thỏa thuận thương mại khác.Các cơ chế giải quyết tranh chấpThủ tướng Canada Trudeau cương quyết muốn giữ nguyên chương 19 của NAFTA, trong khi Mỹ muốn bỏ. Cuối cùng Canada thắng: chương 19 được giữ lại. Chương này cho phép ba nước tham gia hiệp định kiện lẫn nhau về các loại thuế chống phá giá và thuế đối kháng (chống trợ cấp của nhà nước) trước một ban phân xử gồm đại diện của mỗi nước. Quy trình này thường dễ hơn kiện về biện pháp/chính sách thương mại ra tòa án Mỹ. Trong nhiều năm qua, Canada đã thắng kiện bằng cách dùng chương 19 để kiện Mỹ về các biện pháp hạn chế nhập gỗ mềm.Chương 11 tạo ra quy trình đặc biệt để các doanh nghiệp và nhà đầu tư giải quyết tranh chấp - ngoài hệ thống tòa án - với chính phủ của một nước thành viên NAFTA, ví dụ khi nhà đầu tư đã đổ nhiều vốn vào một dự án và sau đó chính phủ thay đổi luật lệ. Giới chỉ trích cho rằng chương 11 chủ yếu được các công ty lớn dùng để lấy tiền của người đóng thuế, nhưng các doanh nghiệp muốn có các điều khoản này để tránh bị thiệt hại do có thay đổi đột ngột về mặt chính trị. Rốt cuộc, chương 11 gần như biến mất trong USMCA, ngoại trừ với một vài ngành quan trọng như dầu khí, vốn đã vận động quyết liệt để giữ lại các điều khoản cho phép họ kiện Chính phủ Mexico nếu Chính phủ Mexico thay đổi luật lệ và một lần nữa muốn quốc hữu hóa ngành năng lượng. Tags: MỹCanadaFTANAFTAThương mại tự doMexico
Tình báo Ukraine: Triều Tiên gửi 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga UYÊN PHƯƠNG 26/11/2024 Cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine (DIU) cáo buộc Triều Tiên gửi 100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cho Nga.
Khởi tố, bắt 4 bị can gồm 2 giám đốc trong vụ án nhận hối lộ ở Nha Trang PHAN SÔNG NGÂN 26/11/2024 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can liên quan việc đấu thầu thi công các dự án do Công ty TNHH Dũng Lợi thực hiện trên địa bàn TP Nha Trang.
Sửa thuế thu nhập cá nhân lạc hậu: Phải chờ đến... 2026! LÊ THANH 26/11/2024 Phải có quy định cho phép người nộp thuế thu nhập cá nhân được trừ lãi vay mua nhà, tiền học, khám chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ.
Nhận hối lộ gần 6 tỉ, luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với cựu vụ phó Anh Tuấn TUYẾT MAI 26/11/2024 Sáng 26-11, phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại Công ty Xuyên Việt Oil và các đơn vị liên quan. Bào chữa cho ông Hoàng Anh Tuấn (cựu vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), luật sư đề nghị áp dụng biện pháp hình sự đặc biệt với ông Tuấn.