TTCT - Tính từ ngày quân đội Myanmar lật đổ chính phủ dân cử, nắm quyền kiểm soát đất nước này vào 1-2-2021 đến nay, thấm thoát đã hơn ba năm. Cuộc nội chiến đang ảnh hưởng nặng nề lên cuộc sống của thường dân ở Myanmar. Ảnh: ReutersCũng từ đó, chính quyền quân sự không ngớt bị phản kháng và những nhóm dân thiểu số không ngừng tìm cách ly khai.Trang nhất tờ Global New Light of Myanmar (Ánh sáng mới toàn cầu của Myanmar - GNLM) 20-8 có vẻ yên bình với những tin "Hiệp hội gạo Myanmar tích trữ đến 1 triệu bao gạo dự trữ", "Rằm tháng 7 cử hành tại chùa Shwedagon với 84.000 đóa hoa"..., trái ngược với những tin như "Quân Kachin độc lập tấn công đoàn xe của cánh quân sự đảo chánh" của Hãng tin Burma News International - BNI đối lập. Cũng theo hãng tin này, người sắc tộc Mon nay dứt khoát thành lập một nhà nước Mon.135 nhóm dân tộc, 100 ngôn ngữMột trong những vấn đề nhức nhối nhất của Myanmar là sắc tộc. Theo cuộc điều tra dân số gần nhất của nước này (năm 2014), thì 51,4 triệu dân Myanmar gồm đến 135 nhóm dân tộc và sử dụng hơn 100 ngôn ngữ khác nhau. Trên bề nổi, có tám nhóm "chính thức" là Bamar (68%), Chin (2,5%), Kachin (1,5%), Karen (7%), Kayah (1,83%), Mon (2%), Rakhine (4%) và Shan (9%). Các tôn giáo chính là Phật giáo Therevada, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và vật linh. Nhóm sắc tộc đa số là người Bamar (từ đó có tên nước Burma, trước khi đổi thành Myanmar).Kể từ khi giành độc lập năm 1948, vấn đề đặt ra cho mọi chính quyền Myanmar là làm sao xây dựng bản sắc dân tộc trên nền tảng đa dạng như thế. Báo cáo của Internationlal Crisis Group ngày 28-10-2020 nêu ra một trong những nguyên nhân của khủng hoảng và xung đột dai dẳng ở Myanmar là "khủng hoảng bản sắc". Theo báo cáo, thoát thai từ di sản thời kỳ thuộc địa, các nhà lãnh đạo quốc gia đã duy trì những quan niệm nguy hiểm về bản sắc dân tộc, dẫn tới chia rẽ thay vì thống nhất, loại bỏ những người không được coi là đủ "bản địa" khỏi nền chính trị, các thể chế nhà nước khiến công dân và các cộng đồng thiểu số không được bảo vệ.Mặc dù cũng nói về bình đẳng, các chính quyền thực tế luôn ưu tiên cho người Bamar đa số, dẫn tới bất bình sâu sắc trong nhóm thiểu số và họ đã phản ứng, kể cả bằng vũ lực. Hậu quả là đất nước hiện có nhiều nhóm vũ trang phi nhà nước hùng mạnh, được nung nấu thêm bởi quan niệm sắc tộc lỗi thời vốn đã ăn sâu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội của Myanmar.Sinh viên Myanmar mặc trang phục của các dân tộc nước này chào mừng đại biểu ở thượng đỉnh ASEAN năm 2014 tổ chức tại Naypyidaw. Ảnh: AFPNgười Kachin đòi độc lậpBNI 19-8 dẫn nguồn "Quân đội Độc lập Kachin" (KIA) cho biết một đoàn xe quân sự của chính phủ đang trên đường hỗ trợ cuộc giao tranh dữ dội ở thị trấn Momauk đã bị tấn công: bốn xe quân sự bị phá hủy. Đoàn xe này đang trên đường di tản binh lính bị thương và vận chuyển thiết bị quân sự và bị tấn công trong bối cảnh các trận đánh ác liệt đã diễn ra từ một tháng qua. KIA là tên nhóm vũ trang thuộc Tổ chức Độc lập Kachin (Kachin Independence Organization, KIO), tổ chức chính trị đại diện cho người Kachin ở Myanmar hoạt động chủ yếu tại bang vùng đông bắc cùng tên.Người Kachin là một trong những dân tộc thiểu số tham gia Hiệp ước Panglong 1947. Theo đó, họ được chấp thuận trên nguyên tắc thành lập một nhà nước Kachin riêng biệt. Song, từ sau cuộc đảo chính quân sự của tướng Ne Win năm 1962, quân đội và các thể chế nhà nước được "Miến Điện hóa" hơn, tạo cảm giác người Kachin bị chính quyền phân biệt đối xử và loại trừ. Điển hình, các hoạt động khai thác gỗ và khai khoáng tùy tiện, cũng như khuyến khích di dân người Bamar, được giới chức quân đội ủng hộ, đã gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên của bang Kachin, dẫn đến việc di dời hàng nghìn cư dân địa phương.Tình hình trở nên tồi tệ hơn từ tháng 6-2011, khi lệnh ngừng bắn kéo dài 17 năm với KIA bị vi phạm. Giao tranh gia tăng, bao gồm cả các cuộc tấn công trên bộ và trên không toàn diện vào các khu định cư Kachin, giết chết thường dân và buộc hàng trăm ngàn người phải rời bỏ nhà cửa. Năm 2016, KIA thành lập Liên minh phương Bắc với ba tổ chức vũ trang dân tộc khác ở Myanmar: Quân đội Arakan (AA), Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) và Quân đội giải phóng quốc gia Ta'ang (TNLA). KIA cung cấp chương trình đào tạo mở rộng cho binh lính của đồng minh, theo báo cáo cập nhật của CSIS ngày 17-7-2024.Sau chính biến tháng 2-2021, thoạt đầu KIA và KIO giữ thái độ trung lập, phần nào phản ánh đánh giá ban đầu của họ rằng cuộc đảo chính cơ bản là đấu tranh chính trị giữa hai phe phái người Bamar là quân đội Myanmar và Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi.Ngoài ra, do KIA và KIO chưa bao giờ chấp nhận tính hợp pháp của hiến pháp 2008, họ càng không quan tâm đến cuộc đấu tranh quyền lực ở chính quyền trung ương Myanmar. Song sau đó họ đã ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc quân đội sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình ôn hòa. Giao tranh giữa KIA và quân đội lại tiếp diễn vào tháng 3-2021 khi lực lượng chính quyền quân sự tấn công các căn cứ KIA ở phía bắc bang Shan. KIA đáp trả bằng các cuộc tấn công vào trại lính ở bang Kachin.Bản đồ các dân tộc chính ở Myanmar. Ảnh: Danish MapperNgười Mon kháng cựTrong thành phần dân số Myanmar còn có nhóm dân tộc thiểu số lớn là người Mon, với trên 1 triệu người, sinh sống chủ yếu ở khu vực đồng bằng phía đông đất nước. Người Mon có nguồn gốc cổ xưa, được cho là đã định cư ở Miến Điện từ trước thế kỷ 1 trước Công nguyên. Một loạt vương triều Mon đã cai trị phần lớn Miến Điện trong thiên niên kỷ 1, cho tới năm 1057, khi người Miến Điện đánh bại người Mon và thành lập vương quốc Bagan.Năm 1757, sau khi vương quốc Mon độc lập cuối cùng sụp đổ, quyền thống trị của người Miến Điện được thiết lập vững chắc, kể cả bằng các cuộc thảm sát dưới trào vua Miến Điện U Aungzeya. Sau đó, việc sử dụng tiếng Mon bị cấm, phần lớn tác phẩm văn chương Mon bị phá hủy và một số đông người Mon chạy sang Thái Lan. Qua thế kỷ sau, người Anh đến và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ nhà nước Mon vào Miến Điện.Ngày 12-2-1947, một thỏa thuận được ký kết tại Panglong, bang Shan Nam, giữa Chính phủ Miến Điện dưới sự lãnh đạo của ông Aung San (cha bà Aung San Suu Kyi) và các dân tộc Shan, Kachin và Chin. Thỏa thuận này đánh dấu bước ngoặt trong quá trình độc lập của đất nước Myanmar, với lời hứa thống nhất và quyền tự quyết cho các dân tộc thiểu số.Éo le thay, người Mon bị loại khỏi thỏa thuận này và không được hưởng bất cứ hình thức tự chủ hoặc đại diện nào. Từ đó, tổ chức vũ trang Mon đầu tiên đã sớm xuất hiện vào năm 1948, tên gọi Tổ chức Phòng vệ quốc gia Mon (MNDO). Cùng năm đó, MNDO thực hiện cuộc tấn công bạo lực đầu tiên.Cùng nhiều nhóm dân tộc vũ trang khác, phần lớn quân nổi loạn Mon đã đồng ý ngừng bắn với chế độ dân sự U Nu vào năm 1958. Để giải quyết một số yêu cầu của người Mon, một tiểu bang Mon tự trị trên lý thuyết đã được thành lập theo hiến pháp 1974. Tuy nhiên, hoạt động vũ trang chống chính phủ của người Mon vẫn tiếp tục đến khi có thỏa thuận ngừng bắn song phương năm 2012. Tháng 4-2014, quốc hội tiểu bang Mon đã cho phép giảng dạy tiếng Mon cho học sinh tiểu học - lần đầu tiên một ngôn ngữ thiểu số được giảng dạy tại trường công lập sau nhiều thập kỷ.Còn nay, mới hôm 19-8 vừa qua, Hội đồng người Mon liên bang (MSFC) ra thông báo kỷ niệm ngày cách mạng Mon lần thứ 77, gửi lời chúc mừng đến các lực lượng kháng chiến dân tộc Mon ở miền bắc Myanmar và tiểu bang Arakan vì một loạt chiến thắng quân sự vừa qua. MSFC nói họ sẽ tích cực tham gia phong trào cách mạng chống lại mọi hình thức độc tài và kêu gọi người dân Mon tham gia những nỗ lực này (BNI 19-8).■ Nghèo khó và loạn lạcTrong bối cảnh nội chiến, người dân Myanmar rơi vào khốn khó. Khảo sát do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) thực hiện từ tháng 6 đến tháng10-2023 cho thấy 30% những người được hỏi nói thu nhập hộ gia đình của họ đã giảm so với tháng 1-2023. Cũng theo UNDP, gần một nửa dân số Myanmar (49,7%) sống dưới mức nghèo khổ của quốc gia - 1.590 kyat/ngày (tương đương 0,49 USD) vào cuối năm 2023, tăng mạnh so với các năm trước, 46,3% vào năm 2022 và 24,8% năm 2017.Tính ra, theo UNDP, trong sáu năm qua tỉ lệ dân số Myanmar sống trong nghèo khó đã tăng gấp đôi. Báo cáo cũng đặc biệt ghi nhận trong khi người dân Myanmar nói chung vẫn có thể thu vén cuộc sống bằng một công việc đem lại nguồn thu nhập phụ, thì những tiểu bang/khu vực có tỉ lệ hộ gia đình không có thu nhập phụ cao nhất là của người Kayah (67%), Chin (63%) và Sagaing (57%). Đây cũng là những nơi có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất và liên tục xảy ra xung đột trong suốt năm 2023. Tags: Quân đội MyanmarPhiến quân KachinKIAMyanmarNội chiến
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Cờ đỏ sao vàng, mũ cối và tình cảm dành cho Bác Hồ tại Cộng hòa Dominica DUY LINH 22/11/2024 Người dân Cộng hòa Dominica, với những chiếc mũ cối cùng cờ đỏ sao vàng, đã xuất hiện tại công viên Hồ Chí Minh để chào đón các vị khách quý ngày 21-11.
Lập lờ sữa và nước uống từ sữa DƯƠNG LIỄU 22/11/2024 Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng?
Yoga vì sức khỏe, nào phải 'phông bạt' với đời THU HƯƠNG 22/11/2024 Dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi mạng xã hội lan truyền những hình ảnh về một nữ du khách 37 tuổi, người Hà Nội, đã có động tác yoga phản cảm tại Cung điện Gyeongbokgung - Hàn Quốc.
Tin tức sáng 22-11: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu TUỔI TRẺ ONLINE 22/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Vợ và con gái sếp ngân hàng VIB bỏ hàng trăm tỉ mua cổ phiếu; Quốc hội thảo luận 2 dự luật thuế quan trọng; Năm 2025, ngành y tế TP.HCM ưu tiên nâng cấp và xây mới ba bệnh viện xuống cấp...