26/03/2008 07:51 GMT+7

Mỹ xử đường dây "gián điệp gia đình" Trung Quốc

THANH TRÚC
THANH TRÚC

TT - Ngày 24-3, một tòa án ở California (Mỹ) đã tuyên phạt Chi Mak - kỹ sư điện người Mỹ gốc Hoa - 24,5 năm tù vì hoạt động gián điệp cho Chính phủ Trung Quốc. Theo AP, ông Chi Mak, năm nay 67 tuổi, đã cầm đầu đường dây "gián điệp gia đình" chuyển công nghệ quốc phòng nhạy cảm của Mỹ về Trung Quốc.

Ect2Nirg.jpgPhóng to
Phác họa ông Chi Mak tại tòa - Ảnh: AP
TT - Ngày 24-3, một tòa án ở California (Mỹ) đã tuyên phạt Chi Mak - kỹ sư điện người Mỹ gốc Hoa - 24,5 năm tù vì hoạt động gián điệp cho Chính phủ Trung Quốc. Theo AP, ông Chi Mak, năm nay 67 tuổi, đã cầm đầu đường dây "gián điệp gia đình" chuyển công nghệ quốc phòng nhạy cảm của Mỹ về Trung Quốc.

Ông Chi Mak bị bắt vào tháng 10-2005 tại Los Angeles sau khi nhân viên Cục Điều tra liên bang (FBI) phát hiện trong hành lý của vợ chồng người em trai ông, lúc đó chuẩn bị đáp chuyến bay về Hong Kong, ba CD chứa dữ liệu quốc phòng. Trước khi bị bắt, ông Mak từng làm việc liên quan đến hệ thống phản lực của tàu ngầm cho nhà thầu quân sự Power Paragon.

Các công tố viên cáo buộc ông Mak đã tuồn hàng ngàn tài liệu cho em trai mình để người này chuyển về chính quyền Trung Quốc. Nguồn tin AP cho biết bốn người thân của Chi Mak đã bị đưa ra xét xử vào năm ngoái. Vợ ông bị kết án 3 năm tù giam. Em trai ông, Tai Mak, lãnh án 10 năm tù, còn vợ của Tai Mak bị tuyên 3 năm tù treo. Yui "Billy" Mak, con trai của Tai Mak, cũng bị phạt tù và đến ngày tuyên án đã chấp hành xong. Bốn người này sẽ bị trục xuất sau khi mãn hạn tù.

Trong phiên tòa ngày 24-3, ông Mak bị tuyên các tội âm mưu và cố ý vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu, làm mật vụ cho Trung Quốc và khai báo gian dối với FBI. Chi Mak và các thành viên gia đình không bị ghép tội làm gián điệp vì những tài liệu họ tìm cách chuyển về Trung Quốc không phải là tài liệu mật.

Trước tòa, Mak một mực kêu oan. Ông nói rằng đã sống 30 năm ở Mỹ nên không có ý định "làm tổn hại" nước Mỹ. Nhưng trợ lý tổng chưởng lý Mỹ Greg Staples cho rằng những chiếc đĩa ông định gửi về Trung Quốc đều đã bị mã hóa, đó là dấu hiệu cho thấy chúng được cố tình gửi một cách phạm pháp. "Nếu không để làm tổn hại nước Mỹ thì mã hóa làm gì?" - ông Staples lập luận.

Tháng trước, một nhà phân tích quốc phòng làm việc tại Lầu Năm Góc và một cựu kỹ sư của Hãng Boeing đã bị kết tội chuyển bí mật quân sự cho Bắc Kinh trong hai vụ án riêng rẽ. Hai người nhập cư từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan cũng bị bắt và buộc tội làm việc cho nhà phân tích Lầu Năm Góc kể trên.

THANH TRÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên