TTCT - Ngay từ khi cuộc khủng hoảng chính trị ở miền Nam bắt đầu sau vụ đàn áp Phật giáo ở Huế ngày 8-5-1963, Vụ tình báo và khảo cứu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nghĩ đến khả năng đảo chính lật đổ Diệm và “lăngxê” phó tổng thống Thơ. Logde và Diệm một tuần trước ngày đảo chínhNgay từ khi cuộc khủng hoảng chính trị ở miền Nam bắt đầu sau vụ đàn áp Phật giáo ở Huế ngày 8-5-1963, Vụ tình báo và khảo cứu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nghĩ đến khả năng đảo chính lật đổ Diệm và “lăngxê” phó tổng thống Thơ.“Lá bài” ThơBản ghi nhớ của vụ trưởng vụ này ngày 21-6-1963 gửi bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ có đoạn:“Một chính phủ do cánh quân nhân hoặc phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cầm đầu cùng với quân đội sẽ đóng vai trò then chốt. Một mặt, cánh quân nhân nghĩ rằng một chính phủ quân sự sẽ duy trì tính đoàn kết quốc gia và chiến đấu chống VC hữu hiệu hơn". "Mặt khác, họ lại nghĩ rằng Thơ sẽ chia sẻ quan niệm của họ về cách thức chiến đấu chống VC và rằng việc kế vị của Thơ, đúng theo hiến pháp, sẽ hợp pháp hóa sự thay đổi chính phủ, đồng thời sẽ tránh được một sự tranh chấp quyền hành nghiêm trọng". "Khả năng hợp tác thành công giữa Thơ và các lãnh đạo quân đội là tốt. Thơ có vẻ như quan hệ tốt với một số tướng lĩnh, lại có tài và được kính nể một cách rộng rãi bên trong và bên ngoài chính phủ”.Khả năng thay Diệm đã được nghĩ đến từ sau khi cuộc khủng hoảng chính trị bùng nổ hôm 8-5-1963 và trở nên nghiêm trọng với tốc độ chóng mặt do thái độ kỳ thị tôn giáo của Diệm - Nhu. Một bản dự thảo “kế hoạch đột xuất” đã được Charles Ben Wood, trưởng nhóm công tác về VN, thuộc Vụ Viễn Đông Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra từ ngày 23-5-1963, tức chỉ 15 ngày sau vụ đàn áp tại Đài phát thanh Huế: Tối mật: V/v Thay đổi chính phủ có thể có tại VN....Vấn đề liệu có nên liên lạc với những ai chống lại hoặc không ủng hộ Chính phủ Diệm, và liên lạc bằng cách nào, với ai, cần được xem xét một cách đều đặn. Những câu hỏi sau đây cần được đặt ra: tiếp xúc đó cần thiết đến đâu, làm sao cho những tiếp xúc đó đừng gây nguy hiểm cá nhân được tiếp xúc, tiếp xúc công khai, tiếp xúc chui hay gián tiếp? Ban chính trị của tòa đại sứ phải duy trì những tiếp xúc công khai tối thiểu, đủ để chứng tỏ rằng chúng ta vẫn thực thi quyền tiếp xúc những ai nằm ngoài “vòng kim cô” của Chính phủ VN”.Khi đại sứ Cabot Lodge sang Sài Gòn vào hạ tuần tháng 8-1963, tức hai tháng sau, cuộc khủng hoảng đã trở nên quá trầm trọng. Mỹ một lần nữa dự báo tình hình và lần này không giấu giếm những tính toán của mình trong từng trường hợp giả định.Diệm - Nhu tìm kiếm một giải pháp “trung lập” vì yêu nước, để kết thúc chiến tranh?Có một số suy nghĩ cho rằng Diệm - Nhu, vì yêu nước đã nghĩ đến giải pháp trung lập, nên bị Mỹ ra lệnh cho cánh quân nhân lật đổ và thanh toán. Văn bản sau đây cùng các văn bản khác sẽ chứng tỏ ngược lại rằng cái gọi là Diệm - Nhu nghĩ đến giải pháp trung lập chỉ là một giả thuyết về một tình huống trong đó Diệm - Nhu, trong bước đường cùng, nếu có nghĩ đến chỉ là để thoát thân chứ không như một số người có thể lầm tưởng.Bản ghi nhớ của phụ tá ngoại trưởng đặc trách Viễn Đông (Hilsman) gửi bộ trưởng ngoại giaoWashington, 30-8-1963.V/v Các khả năng hành động của Diệm - Nhu cùng các phản ứng của Hoa Kỳ. Diễn biến các hành động mà Diệm và Nhu có thể tiến hành nhằm tại vị phản ứng của Hoa Kỳ.1/ Nếu Diệm - Nhu ra tay trước bắt bớ và ám sát các sĩ quan đối lập và cả phó tổng thống Thơ, phản ứng của Hoa Kỳ sẽ là: - (a) cần tiếp tục báo động về mối nguy cơ này cho các quan chức này - (b) CIA tại Sài Gòn nghiên cứu khả năng báo động kịp thời cho các đương sự - (c) nếu như có nhiều tướng lĩnh bị bắt giữ, chúng ta có thể nêu biện pháp ngưng viện trợ để đòi hỏi thả họ ra với lý lẽ rằng họ là tối cần thiết cho cuộc chiến đấu chống VC - (d) khuyến khích khởi động nhanh cuộc đảo chính chính là cách tốt nhất để tránh bắt bớ và ám sát các tướng lĩnh.2/ Nếu Diệm - Nhu bất thình lình bổ nhiệm một số tướng lĩnh hoặc biệt phái họ đến các nhiệm sở ở bên ngoài Sài Gòn, phản ứng của Hoa Kỳ sẽ là: chúng ta nên khuyên các tướng đối lập này trì hoãn thi hành bất cứ lệnh thuyên chuyển nào và ra tay thực hiện đảo chính ngay.3/ Nếu Diệm - Nhu ra tuyên bố không tiếp tục chấp nhận đại sứ Lodge và hoặc một số quan chức khác của Hoa Kỳ tại VN, phản ứng của Hoa Kỳ sẽ là: - (a) trì hoãn việc triệu hồi các quan chức ngoại giao của chúng ta cho đến chừng nào các nỗ lực đảo chính đạt kết quả. Tình huống này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc cả phía Mỹ và VN (các tướng lĩnh) tăng tốc. Chúng ta cũng cần ngưng viện trợ - (b) nếu Chính phủ VN khởi sự gây sức ép vũ lực đối với các nhân viên của chúng ta, chúng ta cần đưa lực lượng Hoa Kỳ vào bảo vệ an ninh cho họ.4/ Nếu Diệm - Nhu tạo sức ép nơi các công dân Hoa Kỳ tại VN như bắt giữ, ra tay ám sát, đe dọa như thế (như việc Nhu mới đây đe dọa sẽ san bằng thành phố Sài Gòn trong trường hợp có đảo chính), phản ứng của Hoa Kỳ sẽ là: - (a) bình thản trước những đe dọa này - (b) khuyến cáo các nhân viên Hoa Kỳ thận trọng tránh di chuyển không cần thiết, các gia đình tập trung lại, cung cấp vũ khí cho họ- (c) yêu cầu trả tự do cho bất cứ người Mỹ nào bị bắt và nhấn mạnh yêu cầu Chính phủ VN phải bảo vệ thích đáng người Mỹ (việc Chính phủ VN không cung cấp sự bảo vệ này sẽ là một trong những lý lẽ để Hoa Kỳ can thiệp) - (d) di tản thân nhân cùng các thường dân Hoa Kỳ ở thời điểm sớm nhất có thể mà đại sứ Lodge đánh giá là thích hợp - (e) quân lực Hoa Kỳ bảo vệ người Mỹ trong cuộc di tản và để đòi thả những người bị bắt giữ.5/ Nếu Diệm - Nhu cắt mọi quan hệ viện trợ với Hoa Kỳ, đuổi các nhân viên Hoa Kỳ (trừ một số nhân viên ngoại giao), yêu cầu tháo gỡ mọi thiết bị quân sự do Hoa Kỳ kiểm soát tại VN, - (a) chúng ta sẽ trì hoãn việc rút các nhân viên và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi VN. Hành động này của Chính phủ VN sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng tốc ra tay hành động - (b), nếu Diệm - Nhu ra tay nắm giữ các thiết bị của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ phản ứng bằng vũ lực nếu cần.6/ Nếu Diệm - Nhu tiến hành những bước chính trị về phía VNDCCH (như mở đàm phán trung lập) hoặc có những tin đồn hay đe dọa sẽ tiến hành hành động như thế, - (a) đại sứ Lodge sẽ cảnh cáo một cách rõ rệt Diệm về những nguy hiểm của một tiến trình như thế, và nhấn mạnh rằng nếu tiếp tục sẽ dẫn đến việc Hoa Kỳ ngưng viện trợ - (b) khuyến khích các tướng lĩnh nhanh chóng đảo chính - (c) chúng ta sẽ loan báo cho thế giới vào một thời điểm thích hợp nào khi có nguy cơ Diệm - Nhu quay lại với VNDCCH cho thấy tính hai mặt của họ - (d) nếu VNDCCH dọa sẽ đáp ứng với một cuộc đảo chính bằng cách công khai đưa quân vào Nam VN, chúng ta sẽ tỏ rõ cho họ rằng chúng ta sẽ tấn công VNDCCH bằng mọi cách cần thiết nhằm buộc VNDCCH từ bỏ ý định này - (e): chúng ta nên chuẩn bị tiến hành một hành động quân sự như thế.7/ Nếu Diệm - Nhu kêu gọi De Gaulle hậu thuẫn chính trị cho việc trung lập hóa VN, chúng ta sẽ công khai tỏ rõ rằng VN không thể trung lập trừ phi cộng sản bị đánh bật khỏi miền Bắc VN. Nếu một liên hiệp giữa Diệm và cộng sản được đề ra, chúng ta sẽ trả lời đó sẽ là con đường dẫn đến việc cộng sản chiếm quyền nếu căn cứ nơi sức mạnh của hai thành viên chủ chốt của liên hiệp. Một khi cuộc đảo chính chống Diệm khởi đầu tại Nam VN, chúng ta có thể vạch rõ rằng Nam VN từ chối chấp nhận sự liên hiệp giữa Diệm và cộng sản.8/ Nếu Diệm và phe đảo chính khởi sự xung đột, Diệm và Nhu sẽ có thể tìm cách thương thuyết nhằm câu giờ (như đã xảy ra trong vụ đảo chính hụt tháng 11-1960), rồi tập hợp lực lượng về Sài Gòn, phản ứng của Hoa Kỳ sẽ là:- (a): Hoa Kỳ phải xác định mục tiêu của mình một cách rõ rệt như kim cương. Nếu chúng ta cố cứu Diệm bằng cách khuyến khích thương thuyết giữa Diệm và phe đảo chính trong khi cuộc đảo chính đang diễn biến, chúng ta sẽ làm gia tăng nguy cơ đảo chính không thành công. Do đó, phải tỏ rõ mục tiêu của chúng ta là đưa toàn thể nhà Ngô dưới quyền kiểm soát của phe đảo chính - (b): chúng ta nên nhắc nhở phe đảo chính cần khai thác lợi thế giành được cho đến kết cục hợp lý chứ đừng dừng lại để thương thuyết - (c): chúng ta nên sử dụng mọi phương tiện có thể để tác động nơi các tướng thân Diệm như Cao (Huỳnh Văn Cao, thiếu tướng, tư lệnh quân đoàn IV) theo phe đảo chính. Tỉ như tướng Harkins có thể gửi một thông điệp trực tiếp đến Cao nhấn mạnh đến những hậu quả của việc tiếp tục hậu thuẫn nhà Ngô và những lợi ích khi theo phe đảo chính - (d): chúng ta nên sử dụng cũng như khuyến khích phe đảo chính sử dụng các biện pháp quân sự nhằm ngăn ngừa bất cứ lực lượng trung thành nào của Diệm từ bên ngoài Sài Gòn về ứng cứu. Tỉ như phá sóng liên lạc giữa Diệm với các lực lượng này và khuyến khích ngăn chặn việc chuyển quân này bằng cách phá cầu - (e): chúng ta nên khuyến khích phe đảo chính bắt sống và nhanh chóng đưa ra khỏi VN bất cứ ai thuộc nhà Ngô đang sống ở bên ngoài Sài Gòn, kể cả Cẩn (Ngô Đình Cẩn, em ruột Diệm đang là cố vấn chính phủ tại miền Trung) và Thục hiện đang ở Huế (Ngô Đình Thục, tổng giám mục Huế). Chúng ta nên hỗ trợ công tác này đến kỳ cùng.9/ Nếu Diệm - Nhu tiếp tục kéo dài chiến sự trong Sài Gòn càng lâu càng tốt với hi vọng làm cho Hoa Kỳ yếu lòng đi bởi cuộc tắm máu có thể liên can đến nhân viên Hoa Kỳ, phản ứng của Hoa Kỳ sẽ là: - (a) bình thản và khuyến khích phe đảo chính tiếp tục chiến đấu đến kỳ cùng - (b) chúng ta nên đưa các sĩ quan trung thành với Diệm về phía chúng ta bằng các tiếp xúc thuyết phục của MACV (Phái bộ quân viện Hoa Kỳ tại VN) và của CIA sở tại - (c) chúng ta nên khuyến khích phe đảo chính tiến hành các hành động cần thiết để ngăn chặn nguồn tiếp liệu cho phe trung thành với Diệm - (d) chúng ta nên sử dụng mọi thiết bị của Hoa Kỳ tại VN để hỗ trợ phe đảo chính - (e) nếu cần, chúng ta nên phái lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ hỗ trợ phe đảo chính giành thắng lợi.10. Nếu Diệm - Nhu cố thủ trong dinh, phản ứng của Hoa Kỳ sẽ là khuyến khích phe đảo chính chiến đấu đến khi trận chiến kết thúc và hủy diệt dinh nếu cần để chiến thắng - (b): buộc nhà Ngô đầu hàng vô điều kiện, bằng không họ sẽ tìm cách lừa bịp cả phe đảo chính lẫn Hoa Kỳ. Nếu gia đình Nhu bị bắt sống, họ sẽ được tống sang Pháp hay bất cứ nước châu Âu nào khác muốn đón nhận họ. Diệm sẽ được đối xử tùy theo ý muốn của các tướng lĩnh.11. Nếu Diệm - Nhu bay ra khỏi đất nước (điều này khó xảy ra nếu nhìn lại quá khứ cư xử của nhà Ngô), phản ứng của Hoa Kỳ sẽ là: chuẩn bị cung cấp một chiếc máy bay đưa nhà Ngô sang Pháp hoặc bất cứ nước châu Âu nào khác muốn đón nhận họ. Trong mọi trường hợp gia đình Nhu sẽ không được phép ở lại Đông Nam Á vốn gần bên VN, do lẽ họ có thể âm mưu trở lại nắm quyền. Nếu các tướng quyết định đưa Diệm đi lưu vong, ông ta sẽ được ra khỏi Đông Nam Á.Rõ ràng là các giả định 6, 7 chỉ mang tính cách “nếu... thì” của một bản kế hoạch hành động dự trù mọi tình huống có thể xảy ra, chứ không khẳng định Diệm - Nhu phải bị lật đổ do muốn trung lập. Trong các văn kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ chưa có văn kiện nào xác định “nguy cơ Diệm - Nhu muốn trung lập”, mà chỉ luôn nhấn mạnh đến sự thất bại của Diệm - Nhu trong “công cuộc chống cộng”, nhất là sau khi để xảy ra khủng hoảng chính trị. Ngược lại, trong văn kiện trên, chi tiết “Nhu dọa sẽ san bằng Sài Gòn trong trường hợp có đảo chính” là một chi tiết có thật chứ không phải là một giả định, cho thấy lòng dạ “yêu nước, thương dân” của Nhu. Chẳng qua Diệm - Nhu và nhà Ngô chỉ yêu quyền lực của mình trên hết mọi sự, kể cả Ngô Đình Thục, anh ruột Diệm, một nhà tu hành song yêu quyền lực đến mức bị tòa thánh Vatican lệnh phải ra khỏi VN để tránh liên lụy đến giáo hội, sau này sẽ tiếp tục nổi lên đòi làm “giáo chủ” chống lại tòa thánh Vatican. Tags: MỹĐảo chínhNgô Đình DiệmNgô Đình NhuViệt Nam Cộng hòaNam Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.