02/03/2006 23:00 GMT+7

Mỹ và Ấn Độ đạt được thỏa thuận hạt nhân

KINH LUÂN (Theo BBC NEWS & AP)
KINH LUÂN (Theo BBC NEWS & AP)

TTO - Chuyến đi vấp phải nhiều sự phản đối của tổng thống Mỹ George Bush đến Ấn Độ đã giúp Mỹ và Ấn Độ có được một thỏa thuận hạt nhân quan trọng.

JQLAJ7pW.jpgPhóng to
Tổng thống Mỹ George Bush và thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Với thỏa thuận này, Ấn Độ sẽ cải thiện được tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng của mình. Cả tổng thống Mỹ George Bush và thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đều cho rằng đây là thời khắc "lịch sử" của 2 nước. Bên cạnh thỏa thuận về hạt nhân thì Mỹ và Ấn Độ cũng đạt được một số thỏa thuận về kinh tế và chính trị khác.

Có thể thấy mối quan hệ của Mỹ và Ấn Độ đã bước sang một trang mới bởi vì vào năm 1998 khi Ấn Độ tiến hành thử nghiệm hạt nhân, Mỹ đã ra lệnh trừng phạt tạm thời đối với quốc gia này.

Trước đây thỏa thuận về hạt nhân của Mỹ và Ấn Độ đã không thành công vì Ấn Độ không thể tách rời các nhà máy hạt nhân mục đích quân sự và dân sự. Thủ tướng Singh cho biết Ấn Độ đã nỗ lực thực hiện điều này nhằm đạt được thỏa thuận với Mỹ.

Giám đốc Cơ quan năng lượng hạt nhân quốc tế IAEA, Mohamed ElBaradei hoan nghênh thỏa thuận này. Ông nói: "Ấn Độ là một đối tác quan trọng của Hiệp ước không tăng nhanh hạt nhân". Trung Quốc cho biết thỏa thuận phải được thực hiện chiếu theo các điều khoản của Hiệp ước không tăng nhanh hạt nhân.

Tuy nhiên thỏa thuận này đã vấp phải một số ý kiến phản đối của quốc tế. Một số ý kiến cho rằng thỏa thuận này có thể làm cho Iran và CHDCND Triều Tiên (những nước đang gặp vấn đề về hạt nhân với quốc tế) phật lòng. Ngoài ra một lý do khiến quốc tế không đồng ý là vì Ấn Độ chưa ký vào Hiệp ước không tăng nhanh hạt nhân.

Ngoài sự phản đối của quốc tế thì ông Bush còn phải trình thỏa thuận này qua Quốc hội của Mỹ và theo ông thì "đây là một cửa ải khó qua".

Hiện nay Ấn Độ có 14 nhà máy hạt nhân đang sử dụng và 9 cái đang trong quá trình xây dựng, cung cấp 3% điện năng tiêu thụ trên toàn lãnh thổ Ấn Độ. Nước này hy vọng vào năm 2050, điện hạt nhân sẽ cung cấp được 25% điện năng tiêu thụ.

KINH LUÂN (Theo BBC NEWS & AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên