02/06/2019 07:22 GMT+7

Mỹ từ chối Đài truyền hình Trung Quốc tiếp cận quốc hội

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Cơ quan quản lý tại Mỹ ngày 2-6 bác đơn xin gia hạn quyền tiếp cận cơ quan phụ trách báo chí của Thượng viện và Hạ viện Mỹ từ Đài CGTN, phiên bản quốc tế của Đài truyền hình quốc gia CCTV (Trung Quốc).

Mỹ từ chối Đài truyền hình Trung Quốc tiếp cận quốc hội - Ảnh 1.

Hãng CGTN tại Mỹ bị từ chối tiếp cận cơ quan quản lý báo chí của Quốc hội Mỹ - Ảnh: TWITTER

Truyền thông đã trở thành mặt trận mới của căng thẳng thương mại cùng công nghệ giữa Mỹ và . Theo South China Morning Post (SCMP), Washington đã yêu cầu một số phóng viên phải đăng ký đang làm việc tại các hãng truyền thông nước ngoài.

Chủ tịch điều hành của Hiệp hội Phóng viên phát thanh và truyền hình Mỹ (RTCA), Paul Orgel, ngày 2-6 đã từ chối chuyển đơn xin tiếp cận quốc hội từ một số phóng viên của CGTN.

Ông Orgel cho biết "việc từ chối gia hạn quyền tiếp cận cho CGTN dựa trên đăng ký của đài" thể theo đạo luật Đăng ký đại diện nước ngoài (FARA).

"Chúng tôi đưa ra quyết định dựa trên quy trình và nhiệm vụ của mình, cũng như dựa trên quy định do cơ quan phụ trách báo chí quốc hội đề ra, rằng hãng truyền thông nước ngoài không được cấp phép tiếp cận", ông nói thêm.

Theo quy định, RTCA phải yêu cầu tất cả các bên xin tiếp cận thông tin quốc hội báo cáo về việc đăng ký FARA. FARA được chính phủ Mỹ thông qua năm 1938 nhằm kiểm soát hoạt động của các tổ chức vận động hành lang và truyền thông nước ngoài.

Tháng 2-2019, CGTN Mỹ bị buộc phải đăng ký với tư cách hãng truyền thông có ảnh hưởng của nước ngoài theo yêu cầu của RTCA.

CGTN Mỹ hiện vẫn chưa lên tiếng sau vụ việc.

Theo một phóng viên của CGTN được SCMP phỏng vấn hồi cuối tháng 3, tuy việc bị từ chối quyền tiếp cận sẽ không mấy ảnh hưởng đến công việc nhưng "có thể gây tổn hại uy tín" của cô.

"Việc mất quyền tiếp cận báo chí diễn ra từ khi quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xuống dốc, cơ quan của chúng tôi đã trở thành điểm nhắm lớn", nữ phóng viên chia sẻ.

Cũng theo cô, các phóng viên không có quyền tiếp cận quốc hội vẫn có thể tham gia các phiên điều trần công khai tại các văn phòng lập pháp ở Đồi Capitol.

Theo SCMP, các lo ngại về nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia từ các doanh nghiệp Trung Quốc làm việc tại Mỹ đã gia tăng mạnh trong hai năm gần đây. Điều này được thể hiện qua việc nhánh lập pháp Mỹ xem xét kỹ càng hơn về các đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ.

Trung Quốc điều tra FedEx vì ‘chuyển nhầm’ bưu kiện Huawei

TTO - Trung Quốc sẽ tiến hành điều tra hãng vận chuyển FedEx (Mỹ) với cáo buộc gây phương hại đến quyền và lợi ích của khách hàng, sau khi hãng này đã "chuyển nhầm" một số bưu kiện của tập đoàn viễn thông Huawei, theo Tân Hoa Xã ngày 1-6.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên