28/02/2019 10:41 GMT+7

Mỹ - Triều đi chậm nhưng có triển vọng

NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH
NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH

TTO - Giới quan sát cho rằng thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này ở Hà Nội sẽ có những kết quả cụ thể hơn so với cuộc gặp lần đầu giữa hai nhà lãnh đạo ở Singapore tháng 6-2018.

Mỹ - Triều đi chậm nhưng có triển vọng - Ảnh 1.

Hai nhà lãnh đạo tỏ ra thoải mái khi bắt đầu vào bữa tiệc tối tại KS Metropole, Hà Nội tối 27-2 - Ảnh: Reuters

Trước cuộc gặp quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, truyền thông và giới quan sát không ngớt đưa ra dự đoán về kết quả của thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.

Tính đến nay, giới quan sát nghiêng về khả năng sẽ có những kết quả cụ thể hơn so với cuộc gặp lần đầu giữa hai nhà lãnh đạo ở Singapore tháng 6-2018. Tại buổi hội thảo về thượng đỉnh Mỹ - Triều do phía Hàn Quốc tổ chức ngày 27-2 ở Hà Nội, các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất để đạt được kết quả tích cực là xây dựng niềm tin.

Ông Daniel L. Davis - cựu sĩ quan quân đội Mỹ, hiện là nhà nghiên cứu cao cấp tại Cơ quan nghiên cứu chính sách Defense Priorities - dẫn lại những gì đã xảy ra vào năm 1994. Ông cho rằng Mỹ đã chậm chạp trong việc thực hiện cam kết, trong khi Triều Tiên đã tuân thủ trước: "Vì vậy, bạn phải lấy việc xây dựng niềm tin làm trọng, kiểu như tôi tin anh làm phần việc của mình, thì anh phải tin tưởng tôi cũng đang hoàn thành nhiệm vụ của tôi".

Để tạo niềm tin, các học giả cho rằng phải thay đổi một số vấn đề trong điều kiện tiên quyết mà hai bên đặt ra.

Có thể các bên sẽ khác nhau ở việc gọi tên, rằng đó là “hòa bình”, “tuyên bố hòa bình” hay “tuyên bố chấm dứt chiến tranh”, song tôi nghĩ dù gì thì một thỏa thuận đại loại thế sẽ xuất hiện.

Giáo sư Kim Joon Hyung

Ông Davis, chuyên gia về Triều Tiên, nói thêm: "Không nên đặt phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (CVID) làm mục tiêu tiên quyết. Mục tiêu tiên quyết nên là duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Khi chúng ta duy trì hòa bình, đó là điểm tựa để câu chuyện phi hạt nhân hóa khả thi. Nếu Mỹ giảm đe dọa Triều Tiên qua thời gian, ông Kim không còn lý do gì để theo đuổi chương trình hạt nhân".

Tựu trung, phía Hàn Quốc cho rằng nếu Mỹ thực hiện một số động thái tạm xem như nhượng bộ, cơ hội đạt thỏa thuận sẽ cao. Song tất cả cùng đồng ý rằng đây sẽ tiếp tục là những viên gạch trên con đường hòa bình còn khá dài.

Còn ông Kim Joon Hyung - giáo sư Trường Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Handong (Hàn Quốc) - nhận định rằng: "Ít nhất ông Trump và ông Kim đều phải đạt được những kết quả cụ thể, vì lần đầu gặp gỡ đã diễn ra tốt đẹp, nhưng chỉ là những màn gợi mở. Vì thế họ cần những điều cụ thể hơn".

Nhưng theo ông, Mỹ chỉ có thể thực hiện một số bước như giảm áp lực cấm vận, nối lại văn phòng liên lạc, tuyên bố chấm dứt chiến tranh nhưng không thể tiến xa hơn tới mức rút quân ở Hàn Quốc.

"Đổi lại, Triều Tiên sẽ cho phép các đội thanh tra của Mỹ tới phòng nghiên cứu Yongbyon và bãi thử Pyunggye-ri, trong lúc sẽ cam kết ngừng sản xuất vật liệu phân hạch. Đó là khả năng có thể xảy ra" - ông Kim dự đoán.

Ông Kim Jong Un:

TTO - Ông Kim nói với ông Trump tại cuộc gặp thứ hai tại khách sạn Metropole sáng nay 28-2: “Cả thế giới đang nhìn vào chúng ta”, đồng thời bày tỏ mong mỏi hướng đến kết quả thực chất của đối thoại.

NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên