Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lắng nghe Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp mặt lịch sử ở Singapore hồi tháng 6-2018 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters cho biết báo cáo thường niên của ủy ban trên đã đề nghị Bộ Tài chính Mỹ cung cấp danh sách các viện tài chính, doanh nghiệp và quan chức Trung Quốc làm ăn với để xem xét trừng phạt họ trong tương lai.
Theo đó, ủy ban này cho rằng Bắc Kinh đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên trong năm 2017 và nửa đầu 2018.
Tuy nhiên từ giữa năm 2018, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp này sau dấu hiệu tan băng trong quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Mỹ.
"Trung Quốc đã nới lỏng việc thực thi các biện pháp trừng phạt, bất chấp cam kết cấm vận cho đến khi Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Công nhân Triều Tiên đã quay lại làm việc ở đông bắc Trung Quốc, các hoạt động kinh tế và du lịch cũng nối lại tại các làng biên giới.
Các chuyến bay thẳng giữa hai nước cũng được khôi phục và hai nước này đã có các cuộc thảo luận cấp cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế" - báo cáo từ ủy ban thông tin.
Ủy ban cho rằng luôn có lỗ hổng trong việc thi hành các biện pháp trừng phạt Triều Tiên của chính quyền Bắc Kinh, đặc biệt trong việc tuồn hàng hóa trong danh sách cấm cho Bình Nhưỡng.
Hội đồng Bảo an LHQ đã ban hành các biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên từ năm 2006 để ngăn chặn các nguồn tiền hỗ trợ cho chương trình vũ khí của nước này.
Mỹ cũng từng áp đặt các lệnh trừng phạt lên các công ty Trung Quốc và nước ngoài vì vi phạm nghị quyết trên của LHQ.
Ủy ban của Mỹ nói rằng Bộ Tài chính cũng nên giải thích các tác động của việc trừng phạt các công ty Trung Quốc đã vi phạm nghị quyết LHQ.
Bộ Tài chính Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận gì về báo cáo của ủy ban nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng rất trông chờ các quốc gia thành viên LHQ duy trì biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên cho đến khi nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận