02/03/2021 06:58 GMT+7

Mỹ tìm cách ngăn Trung Quốc thống trị ngành chip bán dẫn

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Ủy ban An ninh quốc gia Mỹ về trí tuệ nhân tạo (NSCAI) đề xuất Quốc hội siết chặt xuất khẩu công nghệ trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn nhằm ngăn Trung Quốc thống trị lĩnh vực này.

Mỹ tìm cách ngăn Trung Quốc thống trị ngành chip bán dẫn - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cầm một con chip bán dẫn khi phát biểu ngày 24-2, trước khi ký sắc lệnh yêu cầu xây dựng chuỗi cung ứng mới - Ảnh: REUTERS

NSCAI, do cựu chủ tịch Google Eric Schmidt đứng đầu, cho rằng Washington cần hạn chế Trung Quốc mua sắm các thiết bị sản xuất cần thiết để tạo ra các chip điện toán hiện đại. Những loại chip này thường được sử dụng trong các công nghệ giám sát như nhận dạng khuôn mặt.

"Trung Quốc đang tích cực nỗ lực để thúc đẩy chủ nghĩa độc tài trên toàn thế giới. Bán dẫn cũng vậy", Hãng tin Reuters ngày 2-3 dẫn lời một quan chức NSCAI nói.

Phần lớn thiết bị sản xuất chip từ các công ty Mỹ như Applied Materials Inc và Lam Research Corp vốn đã chịu sự kiểm soát xuất khẩu của Washington. Nhưng nhiều phần quan trọng cũng từ các công ty như Nikon Corp và Canon Inc ở Nhật Bản và ASML Holding ở Hà Lan. Báo cáo của NSCAI đề xuất Mỹ phối hợp với các quốc gia này để ngăn xuất khẩu các công cụ sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc.

Theo ủy ban này, Mỹ nên chính thức hóa chính sách dài hạn nhằm đảm bảo ngành bán dẫn của Trung Quốc đi sau Mỹ 2 thế hệ.

Ngoài các bước để bảo vệ công nghệ sản xuất chip trong nước và các nước đồng minh, báo cáo của NSCAI cũng khuyến nghị các biện pháp thúc đẩy sản xuất bán dẫn ở Mỹ sau nhiều năm phụ thuộc vào Đài Loan và Hàn Quốc.

Cơ quan này đề xuất trợ cấp và tài trợ 35 tỉ USD cho các nhà máy sản xuất chip và nghiên cứu, cũng như các biện pháp tín dụng thuế đầu tư nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà máy sản xuất chip ở Mỹ.

"Chiến lược 'bảo vệ' số 1 của Mỹ sẽ nhanh hơn" so với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc, quan chức NSCAI cho biết.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cam kết khoản hỗ trợ 37 tỉ USD cho ngành sản xuất chip và sẽ bắt tay cùng các đồng minh xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới "không có Trung Quốc".

Trên thực tế, Mỹ đã bắt đầu "tiếp thị" ý tưởng từ mùa thu năm 2020 đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Ông Biden yêu cầu có chuỗi cung ứng Ông Biden yêu cầu có chuỗi cung ứng 'thoát Trung', bắt tay với các nước

TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp ngay trong tháng 2 này, trong đó yêu cầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới 'không có Trung Quốc' bằng cách bắt tay với nhiều nước khác.

TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên