Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD (tương đương hơn 100 tỉ đồng), do Cục Nông nghiệp đối ngoại (thuộc USDA) tài trợ.
Dự án được triển khai tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Hồng (gồm Hải Dương, Thái Bình, Nam Định) và 3 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long (gồm Cần Thơ, Đồng Tháp và Sóc Trăng).
Các hoạt động của dự án được xây dựng và thực hiện dựa trên nguyên tắc 4 đúng (4Rs) trong quản lý dinh dưỡng, bao gồm yêu cầu sử dụng đúng loại, đúng tỉ lệ, đúng thời điểm và đúng địa điểm.
Dự kiến trong 4 năm triển khai dự án (từ năm 2024 đến 2027), với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và các nhà khoa học của Việt Nam, người nông dân tại các tỉnh dự án sẽ được tiếp cận kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực hành nông nghiệp chính xác nhằm sử dụng tối ưu đầu vào bao gồm phân bón trong trồng lúa, để từ đó có thể nhân rộng các kinh nghiệm tốt trong cả nước.
Thay mặt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Hoàng Trung đánh giá cao sự hỗ trợ của USDA trong việc triển khai dự án sử dụng phân bón đúng.
"Đây không phải là dự án đầu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng là một trong các dự án hướng tới thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững và có trách nhiệm với môi trường.
Thông qua dự án này, tôi mong muốn sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa từ việc sử dụng phân bón đúng" - ông Trung nói.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper cho hay dự án sử dụng phân bón đúng sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cho nông dân trồng lúa nhằm nâng cao sinh kế, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện sức khỏe đất.
Một số mục tiêu dự án
- 2.600 cá nhân được hưởng lợi trực tiếp từ đào tạo ngắn hạn do dự án hỗ trợ.
- 24 tổ chức (bao gồm các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, trung tâm khuyến nông địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất phân bón…) tham gia và được tăng cường năng lực trong khi triển khai dự án.
- Giảm phát thải khí nhà kính (GHG) từ giảm phát thải khí CH4 và N2O, ước tính bằng tấn CO2 tương đương 56.000 tấn CO2/năm...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận