TTCT - Bài diễn văn kéo dài 15 phút trưa 17-12 có thể là một trong những thành tựu ngoại giao quan trọng nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama: bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn 50 năm gián đoạn. Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, ứng viên tổng thống có tầm ảnh hưởng nhất của Đảng Dân chủ - Ảnh: Reuters Chấm dứt một trong những di sản cuối cùng của Chiến tranh lạnh, đó là điều mà cả 10 tổng thống Mỹ tiền nhiệm đều thất bại (xem thêm bài hồ sơ trang 24-25). Năm 2014 là năm kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục, chỉ số Dow Jones đạt ngưỡng kỷ lục mới (trên 17.000 điểm), thất nghiệp trở về mức trước khủng hoảng... Thế nhưng, cử tri Mỹ không ghi nhận những thành tựu này: phe Dân chủ của ông Obama chịu thất bại lịch sử trước phe Cộng hòa ở cuộc bầu cử giữa kỳ (từ thời Truman những năm 1950 tới giờ, phe Cộng hòa mới nắm nhiều ghế quốc hội tới vậy). Cùng lúc đó, hàng loạt cuộc khủng hoảng với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), khủng hoảng Nga - Ukraine, dịch Ebola hay căng thẳng ở biển Đông với sự nổi lên của Trung Quốc đang là những thách thức mới. Sau thất bại của cuộc bầu cử giữa kỳ mà kết quả còn chưa nguội, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 đã tăng tốc ngay từ đầu năm 2015. Với phe Cộng hòa, ba ứng viên sáng giá nhất lúc này đều là những nhân vật cũ: cựu thống đốc Florida Jeb Bush (người thứ ba trong gia đình Bush), thống đốc bang New Jersey Chris Christie và cựu ứng viên tổng thống Mitt Romney. Ở phe Dân chủ, ứng viên lớn nhất lúc này là bà Hillary Clinton, người từng rất thành công trong cương vị ngoại trưởng cũng như thượng nghị sĩ. Cựu thượng nghị sĩ Jim Webb, người từng chiến đấu tại VN, hay thượng nghị sĩ Elizabeth Warren bang Massachussetts được coi là những ứng viên có thể ra tranh cử, nhưng không ai thật sự có tầm ảnh hưởng và được cử tri biết nhiều như bà Clinton. Trong sáu năm cầm quyền của mình, ông Obama chưa thật sự thông qua được dự luật nào mà được phe Cộng hòa ủng hộ. Giờ khi mất cả lưỡng viện, ông Obama sẽ khó đẩy được dự luật gì và cách ông tránh né thường là thông qua các sắc lệnh. Dù vậy, thất bại của ông Obama có thể là lợi thế cho một mảng khác mà ông chưa có nhiều thành tựu là đối ngoại. Các hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Đại Tây Dương (TTIP) có cơ hội đẩy nhanh sớm hơn. Đã có những phỏng đoán và hi vọng rằng TPP có thể được chốt vào nửa đầu năm 2015, khi Nhà Trắng có thể huy động vốn chính trị để đẩy thông qua TPP. Chính sách tái cân bằng sang châu Á bao gồm đối trọng với Trung Quốc cũng như việc giải quyết các khủng hoảng ở Ukraine, Trung Đông... sẽ được ưu tiên hơn sau nhiều năm bị chi phối bởi các vấn đề đối nội. Di sản thật sự về đối ngoại của ông Obama cuối cùng có thể là TPP cũng như chính sách tái cân bằng về châu Á. Tags: CubaKinh tế MỹChiến tranh lạnhNgoại giaoTổng thống Mỹ Barack ObamaCựu ngoại trưởng Hillary Clinton
Tin tức sáng 5-4: Xây cầu vượt sông vào Vườn quốc gia Cát Tiên; Nhà đầu tư ngoại rút ròng 10.000 tỉ A LỘC 05/04/2025 Tin tức đáng chú ý: Nhà đầu tư ngoại rút ròng gần 10.000 tỉ đồng; Xây cầu vượt sông vào Vườn quốc gia Cát Tiên; Khách hàng TP.HCM, Hà Nội tìm kiếm đầu tư bất động sản Quy Nhơn nhiều nhất...
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump, sẵn sàng đưa mức thuế bằng 0 với hàng Mỹ DUY LINH 04/04/2025 Tối 4-4, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai bên sau khi ông Trump chính thức nhậm chức vào tháng 1 vừa qua.
Sân bay Biên Hòa trước dịp diễu binh, hậu trường của những ‘cánh chim thép’ DUYÊN PHAN 05/04/2025 Trước thềm sự kiện diễu binh dịp 30-4, sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là nơi tập trung cho tiêm kích, trực thăng và lực lượng phi công. Dưới ánh nắng buổi sáng, những 'cánh chim thép' đang được kiểm tra kỹ lưỡng, sẵn sàng cho thực luyện.
Sao thế Mỹ Đình ơi! KHƯƠNG XUÂN 05/04/2025 Sân Mỹ Đình xuống cấp nghiêm trọng, mặt sân như ruộng cày, nhiều phòng chức năng dột nước, trang thiết bị cũ nát... là điều đã xảy ra suốt nhiều năm qua nhưng chưa có giải pháp tháo gỡ.